Lão nông phát hiện 2 “gò đất” to ở ven sông, nguồn gốc của chúng khiến ai cũng ngỡ ngàng
Hàng trăm chiếc răng hóa thạch hé lộ bất ngờ về loài khủng long hung ác / Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của loài khủng long ăn thịt có móng vuốt gần 40 cm
Theo truyền thông Argentina đưa tin, những nhà khảo cổ học của nước này vừa phát hiện ra hóa thạch của 4 con Glyptodont – một loài thú có mai sống ở thời tiền sử. Đây cũng là lần đầu tiên hóa thạch của loài thú này được phát hiện với số lượng lớn tại cùng một địa điểm như thế ở Argentina.
Được biết, nhóm hóa thạch này đã được một nông dân tên là Juan de Dios Sota tình cờ phát hiện ra trong lúc dẫn đàn bò đi ăn cỏ cạnh một con sông đang vào mùa khô cạn ở gần thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Những gò đất kì lạ dưới dòng sông cạn đã được lão nông Juan de Dios Sota vô tình phát hiện trong lúc đưa bò đi ăn cỏ.
Nhận thấy có điều kì lạ, lão nông đã lập tức trình báo phát hiện của mình với cảnh sát.
Ban đầu, Juan vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy dưới lòng sông cạn khô lại có 2 gò đất to hình tròn nổi lên. Tò mò, người đàn ông này liền đến gần để xem xét. Sau một hồi quan sát, Juan thấy rằng đây không phải là hai gò đất bình thường, có lẽ bản thân đã vô tình phát hiện ra một cái gì đó nên ông lập tức gọi điện báo cảnh sát. Sau khi đến hiện trường, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm được 2 gò đất nữa.
Pablo Messineo – một trong những nhà khảo cổ học có mặt tại hiện trường nói: "Chúng tôi đã đến đó với hy vọng sẽ tìm thấy hóa thạch của 2 con Glyptodont nhưng sau khi khai quật, chúng tôi nhận được còn nhiều hơn thế, hẳn 4 con."
Viện điều tra Khảo cổ và Cổ sinh vật Pampa Quaternary (INCUAPA) cho rằng nhóm hóa thạch này đã chìm dưới lòng sông từ rất lâu và chính đợt hạn hán gần đây khiến nước sông khô cạn đã làm lộ ra.
Nhóm các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật các hóa thạch.
Đây là hóa thạch của loài Gyptodont sống chủ yếu ở Kỷ Pleistocene cách đây khoảng 20.000 năm.
Những hóa thạch vừa được tìm thấy này có niên đại khoảng 20.000 năm với đủ kích thước khác nhau. Con lớn nhất to bằng một chiếc Volkswagen Beetle. Các nhà khảo cổ tin rằng, trong số 4 con Glyptodont được tìm thấy có 2 con trưởng thành và 2 con con. Cả 4 con đều quay mặt về cùng một hướng trông giống như cả đàn đang di chuyển về một thứ gì đó.
Glyptodont là tổ tiên của con Tatu ngày nay, sống chủ yếu ở Kỷ Pleistocene trên khắp Bắc và Nam Mỹ. Loài vật này được bao bọc từ đầu đến đuôi trong lớp áo giáp dày giống như mai của một con rùa. Theo ước tính, phần vỏ của loài vật này có chiều dài khoảng 1,5 mét và dày 5 cm.
Các chuyên gia hiện đang tiến hành kiểm tra thêm để xác định độ tuổi, giới tính và nguyên nhân tử vong của từng con Glyptodont hóa thách vừa được phát hiện này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?