Loài cá tiến vua quý hiếm ở Việt Nam: Cả thế giới chỉ 2 quốc gia có, giá trị cao bậc nhất
Sự thật về loài cá mập khổng lồ thống trị biển sâu hơn 20 triệu năm / Điều gì đã giúp các loài cá chịu được áp lực nước khủng khiếp lên đến hàng ngàn tấn nơi biển sâu?
Cá anh vũ (còn gọi là cá mõm lợn hoặc Semilabeo notabilis) là một loài cá quý hiếm và được coi là cá tiến vua ở Việt Nam trong thời phong kiến. Tương truyền cá anh vũ thuộc nhóm "Ngũ quý hà thủy", tức là năm loại thuỷ sản quý nhất, bao gồm cá anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng.
Huyền sử người Việt cổ cho rằng, cá anh vũ đã được người Việt Nam phát hiện từ hàng nghìn năm trước. Một người ngư dân trong lúc đánh bắt đã vô tình bắt được một con cá rất dị thường với thân cá chép, mép lợn bèn dâng lên Vua Hùng. Sau khi thưởng thức, vua vô cùng thích loài cá này và đặt tên cho cá là cá anh vũ, phong là "Văn Lang đệ nhất ngư" và ra chiếu dụ yêu cầu dân chúng nếu bắt được loài cá này phải dâng lên triều đình.
Theo những người đã được thưởng thức, loài cá này ruột chỉ nhỉnh hơn cái tăm, rất ít xương răm, thịt thơm và ngọt khó tả. Thức ăn của cá anh vũ chủ yếu là tảo lục, tảo khuê và các loại động vật không xương sống nhỏ sống dưới nước. Cá anh vũ chỉ sống ở những nơi nước chảy xiết, dùng miệng bám chặt vào đá để cạp rong rêu nên có đôi môi bành ra, dày, to rất đặc trưng.
Đây cũng được cho là bộ phận ngon nhất, quý nhất của loài cá này. Nhiều người đã tìm mua để trải nghiệm vị ngon từ đôi môi nhiều sụn, giòn sần sật của cá anh vũ.
Theo tư liệu, tới nay, loài cá này chỉ xuất hiện tại Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá anh vũ xuất hiện ở khu vực thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Kỳ Cùng và sông Lam. Tại Trung Quốc, cá xuất hiện trong lưu vực tại tỉnh Vân Nam, khu vực sông Châu Giang và các sông Nam Bàn, sông Bắc Bàn, sông Đô Liễu thuộc vùng Quý Châu.
Cá anh vũ tại Việt Nam có thể phân ra 3 loại là cá anh vũ Phú Thọ (trọng lượng khoảng 1kg), cá anh vũ Tây Nguyên (khoảng 2kg) và cá anh vũ đầu vàng.
Cá trưởng thành có kích thước trung bình từ 31-67 cm và có cân nặng lên tới 5 kg. Tuy nhiên, để đạt được trọng lượng từ 4 đến 8kg thì con cá Anh Vũ phải có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. Do quý hiếm và chất lượng cao, mỗi kg cá có giá cả bạc triệu.
Việc khai thác quá mức cá anh vũ đã khiến loài cá này có nguy cơ tuyệt chủng cao, cần được bảo tồn ở mức V trong sách đỏ.
Khó khăn khi nuôi cá anh vũViệc nhân giống và nuôi cá anh vũ không hề dễ dàng. Theo một số người có kinh nghiệm, cá có tập tính sinh sống ở vùng trung lưu và hạ lưu sông, thích sống ở các ghềnh thác hoặc hang động có nước chảy.
Tại Việt Nam, dù các hộ nuôi cá đã làm dòng chảy nhân tạo, thả đá vào cho cá vừa làm hang vừa có rong rêu ăn nhưng cá vẫn lớn hết sức chậm. Sau 5 - 7 năm nuôi, chúng chỉ nặng cỡ 1 - 2 lạng trong khi kích cỡ ăn ngon phải 5 - 7 lạng trở lên. Vì thế, một số chuyên gia đùa rằng "đời bố nuôi, đời con hưởng".
Lí giải việc cá lớn chậm, một chuyên gia cho biết những loài cá nào ăn thực vật đạm cao hoặc ăn động vật mới có thể to, lớn nhanh. Trong khi đó, cá anh vũ chỉ thường ăn tảo bám ở trên đá và các loại động vật không xương sống nhỏ sống dưới nước, động vật đáy và chất hữu cơ lơ lửng trong nước nên lớn rất chậm.
Cá anh vũ thích nước chảy xiết, có khả năng bơi ngược dòng. Chúng thích hoạt động về đêm, sợ ánh sáng và có thói quen ngủ trong hang khi mặt trời chiếu thẳng xuống sông vào buổi trưa.
Việc nuôi nhân giống loài cá này cũng đã được thử nghiệm ở Trung Quốc. Năm 2004, Viện Nghiên cứu Thủy sản Quý Châu đã đưa cá anh vũ hoang dã vào ao nuôi để lai tạo và thuần hóa. Tuy nhiên, việc nuôi trong môi trường nhân tạo cũng gặp nhiều khó khăn.
Lưu Hưng - người đứng đầu Trạm Thủy sản Thị trấn Lỗ Bố Cách thuộc thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - cho biết trong quá trình thử nghiệm nuôi cá hơn 10 năm trước, anh và các đồng nghiệp nhiều lần nản lòng vì vô số thất bại.
Cá anh vũ phân bố chủ yếu ở hệ thống sông Châu Giang ở Trung Quốc. Do cá có nhu cầu sống trong môi trường có chất lượng nước rất cao và do bị đánh bắt quá mức nên hiện nay loài cá này rất hiếm trong tự nhiên. Cá anh vũ là một trong những loài cá bản địa đầu tiên mà Lưu Hưng và nhóm của anh thực hiện thuần hóa.
Hình ảnh cho thấy Lưu Hưng và đồng nghiệp đang kiểm tra trứng cá. Những ngày đầu bắt tay vào việc nuôi loại cá hoang dã này, anh chưa có bất kì kinh nghiệm nào. Hồi năm 2012, lần đầu tiên nhận cá từ tự nhiên, Lưu Hưng thậm chí còn không biết cho cá ăn thức ăn gì, chứ chưa nói đến tập tính sinh trưởng của loài cá này. Do thiếu kinh nghiệm, cá đã chết chỉ sau vài ngày nuôi.
Sau đó, Lưu Hưng và nhóm của mình đã nghiên cứu tái tạo môi trường hoang dã bằng cách xây dựng các hang động và hệ thống thoát nước trong ao cá, cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để dần dần khám phá nhu cầu thức ăn của chúng. Sau nhiều lần thử nghiệm, vào năm 2014, Lưu Hưng đã tăng tỷ lệ sống của cá trong môi trường nhân tạo lên 20%.
"Cơ sở bảo tồn cá quý hiếm của hệ thống sông Châu Giang ở tỉnh Vân Nam" được chụp từ trên cao.
Lưu Hưng và các đồng nghiệp đang kiểm tra mức phát triển của cá.
Thấy cá từ ao phát triển tốt, Lưu Hưng tỏ ra hài lòng. Nhìn lại chặng đường nghiên cứu và phát triển trong 10 năm qua, anh chia sẻ: "Chu kỳ sinh sản của dòng cá này rất dài, chậm chạp và khó khăn. Chúng tôi phải học cách kiên nhẫn và chịu đựng trước khi có thành quả!"
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?