Loài chim quý hiếm này có thể sẽ bị tuyệt chủng vì chúng đã quên mất cách gọi bạn tình trong mùa giao phối
Loài động vật sống dai nhất thế giới: Sấy khô, hơ trên lửa, nhúng trong rượu, ra khỏi vũ trụ cũng không chết / Tại sao thời cổ đại hiếm khi xuất hiện đẻ song sinh? Không phải là không có, nhưng đã bị 'hủy hoại'?
Loài chim Regent honeyeater đã từng được phát hiện thường xuyên trên khắp miền đông nam nước Úc, nhưng ngày nay loài này lại đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Cho tới này, chỉ còn 300 cá thể được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới. Chúng cũng được biết đến với sự phức tạp trong các "bài hát" giao phối, nhưng khi số lượng của chúng bắt đầu giảm dần, các nhà điểu học bắt đầu nhận thấy sự phức tạp này giảm dần, đến mức những con chim trống thậm chí không còn hót giống như loài của chúng trước đây. Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy những con chim Regent honeyeater đã quên mất cách hót, điều này có thể khiến toàn bộ loài này tuyệt chủng.
Có những thời điểm, các nhà điểu học Australia nhận thấy rằng những con Regent honeyeater trống đang bắt chước tiếng hót của các loài chim khác, như chim họa mi, chim cuckooshrikes, nhưng họ không đưa ra lời giải thích tại sao điều đó lại xảy ra. Một số chuyên gia tin rằng việc bắt chước được coi là một chiến lược có chủ ý để tránh bị tấn công bởi những con chim lớn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy ngược lại.
Tiến sĩ Ross Crates, nhà sinh thái học tại Trường Môi trường Fenner và là tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những con chim tội nghiệp này không có cơ hội để học những gì chúng nên hót. Chúng không có cơ hội để giao lưu với những con chim khác cùng loài và học hỏi từ tiếng hót của chúng".
Những con chim Regent honeyeater non thường học theo cách hót từ các thành viên trưởng thành trong loài của chúng, giống như con người học nói, nhưng vì số lượng của chúng còn quá ít mà khoảng không gian sống lại quá rộng lớn, nhiều con trống non không thể nghe được tiếng hót của những con trưởng thành, vì vậy chúng bắt đầu sử dụng và học theo tiếng hót của những loài chim khác. Và vấn đề là những tiếng hót ấy không phải là thứ có thể thu hút được những con chim mái, vì vậy cơ hội tìm kiếm được bạn đời của chúng là rất mong manh.
Hơn nữa loài này cũng có một số đặc tính vô cùng kỳ lạ, khi những con chim non bắt đầu nở ra, chim bố và chim mẹ thường có xu hướng rất yên tĩnh, điều này là để tránh sự chú ý của những kẻ săn mồi. Vì vậy những con chim non sẽ bắt đầu học tiếng hót của loài mình khi chúng rời tổ, bằng cách lắng nghe những con chim trưởng thành hót và bắt chước chúng. Nhưng bởi vì số lượng của chúng còn lại rất ít, bởi vậy chúng không thể nghe thấy những con chim khác cùng loài của chúng trong tự nhiên.
Tiến sĩ Crates nói: "Chúng rất hiếm và diện tích lãnh thổ của chúng lớn đến mức có thể gấp 10 lần diện tích của Vương quốc Anh, bởi vậy việc tìm được những cá thể cùng loài trong khu vực nhỏ dường như là việc mò kim trong đáy bể và hiện nay chúng buộc phải học theo tiếng hót của các loài chim khác".
- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn