Khám phá

Loài hà biển kỳ lạ: Ăn đá và thải ra cát

Nhìn những khối đá lớn bị đục ruỗng thành các hang chằng chịt bên trong, khó có thể tin đây là thành quả của một loài động vật thân mềm.

Tìm thấy hóa thạch cá mập trên đỉnh núi cao thứ 6 thế giới, niên đại 220 triệu năm, tổ tiên loài cá mập ngày nay? / 7 khoảnh khắc bí ẩn đáng sợ nhất con người vẫn chưa thể giải mã

Giun thuyền hay con hà là một loài không xa lạ gì với những người dân miền biển. Chúng thường sống trong một lớp vỏ cứng, xù xì, bám vào các vách đá, các đê chắn sóng hoặc các vỏ tàu thuyền thành những mảng dày đặc.

Phát hiện loài hà biển kỳ lạ ăn đá thải ra cát 4

Ảnh minh hoạ.

Đó là lý do nhiều tàu bè trở về sau khi đánh bắt thường phải cạo sạch hà bám vào vỏ tàu để tránh hư hại.

Những người dân ở vùng biển Bohol ở Philippines gần đây đã bàn tán về một loại hà biển lạ, họ tin rằng ăn nó sẽ giúp các bà mẹ trẻ có sữa nhiều hơn.

Phát hiện loài hà biển kỳ lạ ăn đá thải ra cát 0

Loài hà biển kỳ lạ ăn đá, thải ra cát khiến các nhà nghiên cứu quan tâm

Các nhà nghiên cứu đã tò mò về loài hà biển này. Cuối cùng, những ngư dân đã dẫn nhóm nghiên cứu đến nơi thường gặp loại hà này nhất. Mang theo một cái đục và một cây búa, nhà nghiên cứu Reudon Shipway đã đập vỡ một tảng đá để xem bên trong.

Phát hiện loài hà biển kỳ lạ ăn đá thải ra cát 2

Sau đó, Shipway đã phát hiện ra cách mà những động vật thân mềm này đục thủng được các khối đá vôi rắn chắc.

 

Không như các loài thân mềm khác thường ăn gỗ, loại hà này – với tên khoa học là Lithoredo abatanica – thường bám vào các khối đá vôi, ăn mòn chúng và thải ra dưới dạng cát.

Dan Distel, giám đốc của Ocean Genome Legacy Center chia sẻ: ‘Loài này quá khác biệt, chúng ta cần phải đặt nó làm một loại mới’.

Phát hiện loài hà biển kỳ lạ ăn đá thải ra cát 3

Khác với các loài hà thường gặp, chúng không có lớp vỏ xù xì bên ngoài cơ thể

Theo các nhà nghiên cứu, loại hà này được phát hiện từ năm 2006 nhưng mới chỉ được nghiên cứu kỹ lưỡng gần đây. Trong bài báo cáo của mình, Shipway viết: ‘Những sinh vật này là một trong những sự tồn tại quan trọng nhất ở con sông và trong hệ sinh thái này’.

 

‘Bởi vì chúng đào ra các đường hang trong những khối đá vôi, do đó chúng vô tình tạo ra nơi sinh sống cho nhiều sinh vật biển khác’.

Phát hiện loài hà biển kỳ lạ ăn đá thải ra cát 0

Những hang động được loài hà này đục khoét trở thành 'tổ ấm' cho nhiều sinh vật biển

Nhóm nghiên cứu có rất nhiều giả thuyết cho việc tại sao loài hà này lại ăn đá, tuy nhiên họ chưa chắc chắn được động cơ của chúng. Cũng có thể chúng có một hệ tiêu hóa cộng sinh như các loài hà khác.

‘Rất nhiều loài hà biển có phải phụ thuộc vào sinh vật cộng sinh trong mang của chúng để có thể tiêu hóa chất dinh dưỡng. Bước tiếp theo trong việc nghiên cứu của chúng tôi là tìm ra xem liệu trong mang của chúng có các sinh vật cộng sinh này để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chúng hay không’– Shipway chia sẻ.

 

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm