Mới đây, Federica Bertocchini nhà nghiên cứu Tây Ban Nha ở Đại học Cantabria đã có phát hiện đáng kinh ngạc là, sâu sáp có thể ăn được rác thải nhựa khi đang quan sát tổ ong.
Sâu sáp thường được sử dụng để làm mồi câu cá, chúng có thể gây hại cho tổ ong bằng cách đục thủng tổ bằng sáp. Bertocchini đã sử dụng một túi nhựa làm bằng polyethylene để bỏ những con sâu mà bà bắt ra được từ tổ ong. Sau khoảng 1 giờ, bà rất bất ngờ khi thấy chiếc túi nylon bị thủng lỗ chỗ.
Bertocchini đã đem những con sâu này về để nghiên cứu. Cùng với những nhà phân tích tại Đại học Cambridge, nước Anh, bà nhận thấy sâu sáp không những cắn thủng túi nylon mà còn ăn luôn nhựa và phân giải thành một hợp chất khác.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, 100 con sâu sáp có thể nhai hết 92 mg nhựa trong thời gian khoảng 12 giờ và để lại một số mảnh vụn Sau khi ăn nhựa, sâu thải ra ethylene glycol, là một chất chống đông. Tạp chí Current Biology đã chính thức công bố kết quả nghiên cứu này. Theo đó, Polymer thực sự đã có sự biến đổi về hóa học. Điều này cho thấy, đây không chỉ đơn giản là hành vi nhai của sâu sáp.
Nhà nghiên cứu Paolo Bombelli ở Đại học Cambridge, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết. Cho đến nay, sâu sáp là loài côn trùng đầu tiên được biết đến là có khả năng phân hủy polyethylene bằng cách tiêu hóa. Các nhà khoa học hiện chưa chỉ rõ cơ chế sâu sáp phân hủy nhựa theo cách nào. Nhưng có thể là do tự khả năng tự phân huỷ hoặc do vi khuẩn sống trong ruột của nó. Các nhà khoa học cũng đã thử nghiền các con sâu sáp và rải chất nhờn lên những tấm nhựa để xem chúng có bị phân hủy hay không. Kết quả cho thấy, chất nhày cũng có tác dụng phân hủy nhựa nhưng hiệu quả không cao bằng khi sâu còn sống. Chất nhờn phân huỷ nhựa có hiệu quả đã mang lại niềm tin cho các nhà nghiên cứu
Theo Bombelli, kết quả thu nhận được đã chứng tỏ có sự tồn tại một loại enzyme có khả năng phân huỷ polyethylene. Đây thực sự là một phát hiện đáng mừng mà mọi người rất rất mong chờ xác định. Nếu tìm ra được được loại enzyme này, nhân loại có thể tạo ra enzyme trong các tổ chức sinh vật khác như men hay vi khuẩn E. Coli để sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Mặc dù có khả năng sử dụng rộng rãi trong phân hủy nhựa mang lại hiệu quả cao; song chất chống đông ethylene glycol lại độc hại đối với con người và nhiều loài động vật do những con sâu sáp rất khỏe mạnh lại biến đổi và có thể hóa thành sáp sau khi ăn nhựa.
Hàng năm nhân loại sử dụng trên 1 tỷ chiếc túi nylon; trong đó, Polyethylene chiếm khoảng 92% tổng số các loại túi nhựa sản xuất. Ngày nay, trên các đại dương đã có hàng tỷ kilogram nhựa bị đổ xuống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và các loài sinh vật đang sống trong đó. Khả năng phân hủy nhựa của sinh vật sâu sáp mở ra những giải pháp hữu ích đề xử rác thải trong tương lai. Hy vọng, từ những phát hiện mới này, cuộc chiến bảo vệ môi trường sẽ có nhiều thành công để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Theo Trung Đức/ Đời sống & Pháp luật
Ảnh minh họa