Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh phơi bày cuộc sống cơ cực của người dân, khác xa hình ảnh trên phim
5 lầm tưởng phổ biến nhất về vũ trụ / Nhân bản "phục sinh" voi ma mút tuyệt chủng
Người ăn mày trên bến đò Mọi người đều biết rằng, chính quyền nhà Thanh vào giai đoạn cuối vô cùng mục nát, không có khả năng đánh trả trước sự xâm lược mạnh mẽ của ngoại bang.
Sống trong thời đại như vậy, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn, nhất là khi họ phải gánh chịu những khoản thuế má nặng nề, cuộc sống của người dân khổ sở trăm bề. Đây là loạt ảnh xưa phản ánh điều kiện sống chân thực của người nghèo ở thời kỳ cuối của nhà Thanh.
Một người ăn mày Sinh ra trong giai đoạn lụi tàn của triều đại, những người nghèo sống không bằng chết. Trong tấm hình xưa này, một người ăn mày đứng ở trên đường, ông đang chuẩn bị đi xin ăn.
Khi ấy, làm ăn mày cũng không phải là một việc dễ dàng, có đôi khi ăn mày trên một con đường còn nhiều hơn người đi đường. Có thể rất nhiều người không dám tin, nhưng đây chính là lịch sử chân thực, khác xa những hình ảnh chúng ta vẫn thấy trên phim ảnh.
Người gánh thuê Đây là một công việc vận chuyển hàng hoá, tức là cu li. Giao thông khi ấy kém phát triển, người nông thôn có thể cả đời cũng chưa từng vào thành thị.
Để mua hàng hoá trong thành phố, người gánh thuê sinh ra theo nhu cầu. Họ chịu trách nhiệm gánh những món đồ dùng sinh hoạt vùng nông thôn cần về tới nông thôn, kiếm lấy chút tiền công. Đó là tiền mồ hôi xương máu chân chính.
Người dân ở khu ổ chuột "Ở Trung Quốc, nếu bạn thấy mười mấy người cả già trẻ lớn bé đang tranh giành nhau ác liệt... một đống phân bò, đừng cảm thấy lạ lẫm làm gì."
Đây là miêu tả của một người truyền giáo về người nghèo thời kỳ Vãn Thanh, không hề nói quá một chút nào. Khi ấy phân bò là loại phân bón quan trọng, rất nhiều người sẽ nhặt nó lên nếu thấy trên đường, có thể một thôn xóm nhỏ có đến mấy chục người tới tranh giành.
Bà cụ ngồi ở trước căn nhà Trong tấm ảnh xưa này, mặt của bà cụ toát lên vẻ đau đớn. Theo chú thích trong ảnh, chân của bà cụ đã bị thương. Vì nhà nghèo xác xơ, bà cụ không hề có tiền để đi khám thầy thuốc, về lâu dài tình trạng ở chân thêm nghiêm trọng, chỉ có thể chịu đựng sự giày vò của cơn đau. Ngoài ra, quần áo trên người bà cụ hết sức tả tơi và bẩn thỉu.
Những người chạy nạn Bắt đầu từ năm 1875, lượng mưa của cả khu vực Hoa Bắc rõ ràng ít hơn những năm trước, việc này càng nghiêm trọng hơn ở những vùng có hệ thống thuỷ lợi kém phát triển.
Sau một hai năm thời tiết xấu, nạn hạn hán năm 1877 và 1878 lên đến đỉnh điểm, vùng chịu thiên tai nặng nề nhất là những tỉnh như Sơn Tây, Hà Nam, đặc biệt là khu vực Sơn Tây.
Do thiếu hệ thống thuỷ lợi, rất nhiều nơi đã mất trắng lương thực, người dân sống không bằng chết, lịch sử gọi đó là "thảm hoạ Đinh Mậu".
Bà nội và cháu trai Khó để tưởng tượng mức độ thảm khốc của "thảm hoạ Đinh Mậu", những người nghèo phải đứng mũi chịu sào. Sau khi thiên tai xảy ra, tổng cộng khiến hơn 10 triệu người chết đói, hơn 20 triệu nạn dân chạy nạn tới nơi khác.
Để sống tiếp, một số người nghèo chỉ có thể ăn những thứ như vỏ cây, cọng cỏ. Sau khi nạn dân chết đói, thi thể không có ai xử lý, kết quả là dịch bệnh hoành hành.
Bà cụ trong túp lều Có phải bạn thấy hoàn toàn khác so với nhà Thanh trong phim truyền hình không? Đây chính là những hình ảnh chân thực của lịch sử.
Sau khi thiên tai bùng phát, một vài khu vực thậm chí xuất hiện thảm kịch ăn thịt người.
Có một người phụ nữ ăn thịt người, sau khi bị bắt đã hỏi ngược lại viên quan thẩm vấn cô ta rằng: "Nếu chó ăn thịt người là hợp pháp, vậy tại sao với những người không có lương thực để ăn như chúng tôi lại phạm pháp?"
Mẹ con đi xin ăn Nhìn vào tấm ảnh xưa này, càng khiến người ta xót xa. Người mẹ trong ảnh mang theo đứa con vẫn còn quấn tã đi xin ăn. Có thể tưởng tượng, nếu như không phải trong nhà quả thật không còn đồ ăn nữa, người mẹ sẽ không bằng lòng mang theo đứa con đi xin ăn.
Vẻ mặt của người mẹ này vô cùng đau khổ, bởi vì chị ta đã bị ốm.
Người đàn ông chờ đồ cúng Một người đàn ông ngồi chờ đợi cạnh ngôi miếu thờ thổ địa, mong có người tới cúng, vậy là anh ta có thể lấy được chút đồ cúng để ăn.
Cửa miếu thổ địa có cặp câu đối như sau: "Y kính ngã nhị lão, hảo tứ nhĩ tam đa." (Nếu tôn kính ông bà thổ địa, sẽ được ban tam đa) "Tam đa" ở đây chỉ nhiều phúc, nhiều thọ, nhiều con trai.
Bên trong miếu thổ địa còn có một cặp câu đối: "Công công nhất phương công đạo, bà bà hảo phiến bà tâm." (Ông thổ địa bênh vực lẽ phải, bà thổ địa có lòng từ bi).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ