Khám phá

Loạt ảnh hiếm "bóc trần" nhan sắc thái giám và cung nữ thời phong kiến và những khái niệm chức vụ trong hoàng cung ít ai biết

Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về dáng vẻ thật sự của những người cung nữ trong triều đình nhà Thanh.

Cơn mưa đầu tiên trên Trái Đất xảy ra khi nào? / Clip: Đoàn kết như voi, cả đàn xúm lại giúp đỡ chú voi nhỏ leo dốc

Cung nữ là công việc cổ xưa tồn tại trong xã hội phong kiến Trung Hoa hàng nghìn năm qua. Nhiệm vụ của họ là phục vụ những chủ tử ở hậu cung. Trong các bộ phim truyền hình, cung nữ luôn có hình tượng mang dung mạo xinh xắn. Nhưng, trên thực tế thì những cung nữ ngày xưa có thật sự như thế không?

1. Những cung nữ và Cách cách đang dìu Từ Hi Thái hậu.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời nhà Thanh hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.
2. Khung cảnh "Tuyển tú Bao y" ở Hoàng cung cuối thời nhà Thanh. Từ "Bao y" gọi đầy đủ là "Bao y a hạp", trong tiếng Mãn có nghĩa là gia nô, người hầu, đầy tớ.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời nhà Thanh hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 2.

Đây là những bé gái rất nhỏ, trên người mang một tấm thẻ gỗ ghi rõ tên họ và quê quán của từng người. Chúng đang đứng chờ được tuyển chọn. Theo ghi chép, triều đình nhà Thanh sẽ tuyển chọn cung nữ từ những người dưới 13 tuổi.

3. Những cung nữ bên cạnh Long Dụ Thái hậu.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời nhà Thanh hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 3.

Cung nữ, còn được gọi là cung nhân, được phân chia thành 2 loại dựa theo nhiệm vụ và địa vị của họ. Một, là nhóm người phụ trách sinh hoạt và sự vụ thường ngày của Hoàng đế. Những người này có địa vị cao hơn, được gọi là Nữ quan.

Hai, là nhóm người lao dịch và bị sai khiến. Họ phải phụ trách những công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lực hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một dạng khác đặc biệt hơn. Đó chính là những nữ nhân được tuyển chọn vào cung để phục vụ ca hát và nhảy múa cho Hoàng đế.

 

4. Các cung nữ phải làm chính là cạo trọc đầu và tắm rửa sạch sẽ sau khi tiến cung. Đợi đến khi tuổi lớn hơn một chút nữa mới có thể được giữ mái tóc dài.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời nhà Thanh hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 4.

Đây là Uyển Dung, vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh, và cung nữ thân cận.

Các tiểu cung nữ khi vừa vào cung phải được các ma ma dạy dỗ lễ nghi và kỹ thuật trang điểm lẫn ăn mặc. Các ma ma đó rất nghiêm khắc, luôn la mắng các tiểu cung nữ. Nếu thông minh và lanh lợi, chỉ sau nửa năm cung nữ đã có thể bắt đầu làm việc và sẽ nhận tiền hàng tháng.

Không có quy định về mức tiền cung nữ nhận được hàng tháng, thấp nhất là 4 lượng bạc, cao nhất có thể lên đến 20 lượng bạc. Cơm ăn, áo mặc và phấn trang điểm sẽ được Bộ Nội vụ cấp phát. Trong thực tế, nguồn thu nhập chính của các cung nữ là tiền được các chủ tử ban thưởng mỗi ngày.

5. Thái giám vốn là từ chỉ một chức quan.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời nhà Thanh hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 5.

Đây là đại thái giám Lý Liên Anh, tâm phúc của Từ Hi Thái hậu.

 

Thời nhà Tùy - Đường - Tống đã thiết lập Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Trong nội giám được phân thành 2 loại là thái giám và thiếu giám.

Đến đầu thời nhà Minh, từ "thái giám" mới trở thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan.

6. Hoạn quan là một thế lực chính trị đặc biệt, có ảnh hưởng đến tình hình chính trị của nhiều triều đại.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời phong kiến hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 6.

Đây là người đứng đầu Trữ Tú Cung, thái giám Thụy Phúc.

Chế độ hoạn quan khởi nguồn từ thời Tiền Tần và được ghi chép cụ thể trong Kinh Thi, Chu Lễ và Kinh Lễ. Đến thời nhà Chu, chính quốc lẫn các nước chư hầu đều thiết lập chế độ Hoạn quan. Sau thời Tần - Hán, chế độ hoạn quan đã trở nên chi tiết hơn.

 

7. Thời nhà Minh, trong cung đình có Ngoại tam giám gồm: Quốc tử giám, Khâm thiên giám và Thượng lâm uyển giám.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời phong kiến hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 7.

Hai người được khoanh tròn là các thái giám thân cận của Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.

Quốc tử giám là cơ cấu giáo dục tối cao của Trung Quốc. Khâm thiên giám là bộ phận quản lý khí tượng và thời tiết. Thượng lâm uyển giám là bộ phận quản lý ngự hoa viên, bãi chăn thả và vườn rau của Hoàng đế.

Ngoài Ngoại tam giám còn có Nội thập nhị giám, gồm Ti lễ giám, Nội cung giám, Thượng thiện giám,... trong đó Ti lễ giám là quan trọng nhất. Các hoạn quan phụ trách các công việc trong Nội thập nhị giám được gọi là thái giám. Người tổng quản lý Nội thập nhị giám được gọi là thái giám đề đốc.

8. Chân dung một thái giám cuối thời nhà Thanh bị đuổi khỏi cung điện.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời phong kiến hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 8.

Thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã quản lý các hoạn quan chặt chẽ hơn, cảnh giác trước sự can thiệp chính trị của họ. Vào đầu thời nhà Thanh đã xây dựng 13 nha môn để phụ trách các sự vụ của hoạn quan.

 

9. Hình ảnh vị thái giám cuối cùng Tôn Diệu Đình, ông mất năm 1996.

Loạt ảnh cũ giúp chúng ta hiểu rõ thái giám và cung nữ thời phong kiến hoàn toàn không giống những gì đã xem trên màn ảnh nhỏ - Ảnh 9.

Cuối thời nhà Thanh, hoạn quan đều là những người xuất thân nghèo khó, bị cuộc sống đưa đẩy phải vào hoàng cung làm việc. Vào thời điểm đó, một số người đã bị tịnh thân khi khoảng 10 tuổi. Lý Liên Anh tịnh thân lúc 8 tuổi, đến 9 tuổi mới tiến cung.

Đầu thời kỳ Dân Quốc, một tiểu hoạn quan 13 tuổi Mã Đức Thanh đã vào cung phục vụ cho Hoàng đế Phổ Nghi.

Ngoài ra, một khi hoạn quan mất khả năng làm việc, họ sẽ bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành. Có không ít người đã phải sống ở các ngôi đền trong những năm cuối đời. Theo điều tra, tại ngoại ô Bắc Kinh, có khoảng 20 ngôi đền dành cho các hoạn quan già yếu thời nhà Minh -Thanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm