Lưu Bị trước khi mất cất nhắc 1 vị tướng, không chỉ báo thù cho Quan Vũ mà còn bảo vệ được Thục Hán 20 năm
Mắc 3 sai lầm khi chọn Thái tử, Tôn Quyền hại chết con ruột, Đông Ngô chịu cảnh diệt vong / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền
Nhắc tới Lưu Bị, không thể không nhắc tới câu chuyện kết nghĩa vườn đào nổi tiếng, Lưu Quan Trương ba người nguyện thề sống chết, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Đối với nhiều độc giả yêu thích Tam Quốc mà nói, Lưu Bị chính là điển hình của một nhà lãnh đạo khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, dựa vào tài trí của mình, cuối cùng cũng có được cho mình 1/3 thiên hạ.
Nhưng rồi vào những năm cuối đời, lại tự mình hủy họa gần như toàn bộ giang sơn mình vất cả gầy dựng, trước là mất đi Kinh Châu, sau vội vàng dốc toàn bộ quốc lực đi đánh Đông Ngô, khiến 70 vạn quân phải hi sinh một cách không đáng. Thục Hán gần như suy kiệt, cuối cùng bản thân cũng mất vì bệnh ở thành Bạch Đế. Lưu Bị cả đời chinh chiến, cớ sao lại nhất thời nông nổi như vậy, hãy cùng nhau nhìn lại câu chuyện dựng nước của Lưu Bị.
Lưu Bị chinh chiến nhiều năm, trước khi gặp được Gia Cát Lượng, ông thuộc diện bách chiến bách bại, sau này, dưới sự quân sư của Gia Cát Lượng, Lưu Bị cho tiến hành liên quân Lưu Ngô cùng nhau đánh Tào. Sự nghiệp cũng dần dần có khởi sắc, trước là có được Kinh Châu, sau tiến vào làm chủ Tứ Xuyên, đánh bại Trương Lỗ của Hán Trung, trở thành Hán Trung vương, nhưng có được giang sơn thì dễ, làm sao giữ được giang sơn lại không phải là chuyện dễ dàng.
Sau khi Quan Vũ mất, Lưu Bị không nghe lời khuyên của quần thần, nhất định đi đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, nhưng không ngờ cũng vì vậy mà phải lui tới suối vàng nhanh như vậy.
Nhân vật Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ
May mắn một điều là Lưu Bị những năm đầu là một người khá khôn ngoan, chẳng hạn như việc dẫu biết rõ rằng Ngụy Diên có thể sẽ tạo phản, nhưng thay vì giết chết Ngụy Diên để diệt trừ hậu họa, Lưu Bị đã không làm vậy mà còn đề bạt, cất nhắc, bồi dưỡng Ngụy Diên thành đại tướng quân, tấm lòng và tư tưởng như vậy, không phải một người bình thường nào cũng có thể làm được.
Sau này, Ngụy Diên quả nhiên không phụ công của Lưu Bị, theo ông nam chinh bắc chiến, lập nên rất nhiều chiến công, thậm chí còn một mình trấn thủ Hán Trung trong nhiều năm, tập đoàn Tào Ngụy không dám ngó ngàng, mạo phạm, có thể thấy, Ngụy Diên lợi hại ra sao.
Tuy nhiên, nhân vật chính của bài viết hôm nay không phải Ngụy Diên mà là một vị hổ tướng có thực lực vượt xa nhiều tướng quân khác, ông không chỉ báo thù cho Quan Vũ mà còn bảo vệ Thục Hán suốt 20 năm, ông chính tướng quân Vương Bình, người được Lưu Bị cất nhắc, đề bạt trong âm thầm, vậy Vương Bình rốt cuộc có bản lĩnh ra sao?
Trước tiên, Vương Bình là vị tướng khi Lưu Bị công đánh Tào Tháo, vì bị Lưu Bị đánh cho không còn cách nào khác nên mới đầu hàng Lưu Bị.
Theo lý mà nói, một bại tướng đầu hàng sẽ không có tư cách để được trọng dụng, nhưng Lưu Bị lại khác, bằng con mắt tinh đời của mình, ông biết Vương Bình không giống với những người khác, đặc cách cất nhắc Vương Bình làm nha môn tướng quân, hơn nữa lúc còn tại vị, còn đường đường chính chính được trấn thủ một phương, rất nhanh được thăng chức lên làm tổng thống lĩnh đại quân.
Trong lần Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng, trong khi Mã Tắc khiến Nhai Đình thất thủ, Vương Bình đã thành công bảo vệ quân Thục rút lui an toàn, từ đó được sự công nhận của Gia Cát Lượng và được đích thân Gia Cát Lượng phong hầu.
Nhân vật Vương Bình trên màn ảnh nhỏ
Lần thứ hai ra tay, Vương Bình thành công ngăn cản được Ngụy Diên tạo phản, khi đó, Ngụy Diên và Dương Nghi bất hòa, Vương Bình ngay sau khi biết tin đã ngăn chặn kịp thời, có thể nói, địa vị của Vương Bình, đến Ngụy Diên cũng phải nể vài phần.
Lần thứ ba ra tay là thời khắc huy hoàng của ông. Khi đó, Tào Sảng dẫn 10 vạn tinh binh bao vậy Hán Trung, không ít tướng lĩnh trong thành đều cho rằng từ bỏ quan ải phía trước, trấn thủ thành trì mới là thượng sách, nhưng Vương Bình lại không nghĩ như vậy, ông cho rằng quan ải tuy nhỏ, nhưng nếu để kẻ địch đánh vào, nhất định sẽ ảnh hưởng tới sĩ khí, sĩ khí một khi đã xuống thì sẽ rất khó có cơ hội chiến thắng. Vậy là Vương Bình áp dụng chiến lược chiến đấu quy mô nhỏ, từng bước hóa giải các đợt tấn công của Tào Sảng, cuối cùng giành được thắng lợi.
Dưới sự lãnh đạo chính xác của Vương Bình, bất kể là Đông Ngô hay Tào Ngụy cũng đều không có cửa xâm phạm biên giới Thục Hán, đẳng cấp chiến công này so với Ngụy Diên, Khương Duy... không hề thua kém, đồng thời giúp Thục Hán duy trì được thêm 20 năm. Cuộc chiến thường niên chống lại Đông Ngô cũng xem là báo thù cho Quan Vũ, đồng thời cũng xả bớt cục tức cho Lưu Bị. Vương Bình cả đời đánh đều là những trận đánh trực diện và ác liệt, có thể thấy ông hoàn toàn không hề tầm thường chút nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?