Khám phá

Lý do những ngôi mộ người chết đất ngày càng nhiều và to dần lên

Việc ngôi mộ có lượng đất ngày càng nhiều lên và nở ra, làm cho ngôi mộ cứ to dần lên khiến nhiều người không khỏi hoang mang.

Quý tộc xưa thường bỏ trứng gà vào lăng mộ khi chôn cất / Sự thật rùng rợn ngôi mộ bọc lồng sắt kỳ dị nhất thế giới

Mộ kết là cụm từ gắn liền và chi phối không nhỏ đến đời sống tâm linh trong văn hóa cộng động người Việt. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.

Theo quan niệm, những ngôi mộ kết là những ngôi mộ cóđất ngày càng nở ra, làm cho ngôi mộ cứ to dần, nhiều khi to như một cái gò. Mặt khác, cây cối trên và xung quanh ngôi mộ thường rất xanh tốt, trong quan tài có mạng nhện hay màng tơ bao bọc, di hài còn nguyên vẹn, hoặc mộ bị mối đùn lên, kết thành một khối vững chắc.

Cả dân gian lẫn nhiều tài liệu phong thủy đều nói về mộ kết, chung quy là nếu mộ kết mà để yên như vậy thì mấy đời con cháu đều hưng thịnh, phúc lộc dồi dào, còn nếu cứ đào lên thì phúc biến thành họa, mà là đại họa, không lụn bại về kinh tế thì cũng thiệt về sức khỏe, mạng sống, hoặc bại hoại thanh danh, hay phải “đáo tụng đình”...

Bí ẩn những ngôi mộ người chết đất ngày càng nhiều và to dần lên.Ảnh minh hoạ

Theo góc độ khoa học, Giáo sư Lê Chí Quế chia sẻ: “Những câu chuyện kỳ bí liên quan đến mộ kết tôi đã được nghe nhiều nhưng chưa có dịp nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, việc những ngôi mộ sau một thời gian hoặc vừa chôn đất, cứ đùn lên ngày càng to khác thường có thể là do tính chất vật lý của đất. Có thể đất chỗ đó có sự giãn nở khác thường hoặc do giun, mối đùn đất cao lên. Và trong mỗi ngôi mộ kết ấy thường có dây tơ hồng quấn quanh người chết. Cái này xuất phát từ suy nghĩ bên ngoài đẹp, bên trong cũng sẽ đẹp như vậy.

Còn xét về góc độ tín ngưỡng, hiện tượng mộ phát liên quan đến gốc tích phồn thực. Phồn là sự sinh sôi, phát triển, nở ra: Người sinh đẻ, cây cối sinh sôi... Từ hiện tượng tự nhiên, người ta gắn với tín ngưỡng cho rằng sự sinh sôi nảy nở này gắn với những ước mơ về sự giàu sang, no ấm trong cuộc đời mỗi con người và nó kéo dài mãi mãi từ đời này sang đời khác. Nhiều người cho rằng mộ kết thì phải giữ nguyên, không được cải táng thì sự tốt đẹp mới kéo dài mãi. Ngược lại, nếu cải táng mộ kết, sự tốt đẹp biến thành điềm xấu, hủy diệt cả dòng họ... Tất cả xuất phát từ gốc tích tín ngưỡng phồn thực”.

Những nhà giàu có, mua quan tài gỗ tốt, khâm liệm nhiều lớp, trong quan tài để nhiều chất chống ẩm, lại nhờ thầy địa lý chọn được huyệt đất trên gò hay núi cao, khô ráo, nên thi thể chậm phân huỷ hơn người bình thường. Họ đã giàu thì con cháu có điều kiện học hành, việc kiếm được quan chức hoặc ngày càng giàu thêm cũng phải lẽ, nhất là khi tâm lý thư thái, tự tin vì nghĩ mộ tổ tiên mình đã kết”.

Các tài liệu của thế kỷ trước khi nhắc đến mộ kết cũng có nhắc đến loại “đất dưỡng thi”, loại đất có khả năng giữ cho thi hài trải qua nhiều năm mà da thịt không hoại. Có lẽ những thành phần đặc biệt trong loại đất này khiến các loại vi khuẩn, cả hiếu khí lẫn yếm khí, đều không sống nổi, gây “kết phát” cho nhữngngôi mộvô tình được táng vào đây.

Ông Nguyễn Xuân Điều - Trưởng bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (thuộc Trung tâm UNESSCO – Văn hóa dòng họ và gia đình) cho rằng: “Dấu hiệu mộ kết được truyền lại là ngôi mộ và vùng đất đặt mộ ngày càng nổi cao lên hoặc nở to ra, đất xốp mịn, trong quan tài có mạng nhện hay màng tơ (màu trắng hoặc đỏ) bao bọc, di hài còn nguyên vẹn...Hiện tượng này một là do một loài nấm mốc yếm khí sinh ra mọc rêu quấn xung quanh thi hài người chết.

Nguyên nhân là trước khi chết, có thể người nằm trong nấm mộ từng dùng nhiều đường sữa, ngấm vào tế bào, đây là môi trường tốt cho nấm mốc yếm khí phát triển. Việc mộ kết không ảnh hưởng gì tới người đang sống. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tâm lý cũng như việc người chết chưa phân hủy thì gia chủ nên giữ nguyên và xây mộ kiên cố trùm lên để tránh gây tâm lý suy diễn khiến bất an cho mọi người trong gia đình, dòng họ”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm