Lý giải ‘hội chứng Nàng tiên cá’ trong đời thực
Kỳ lạ chiếc mặt nạ chứa bản sao kinh thánh / Cận cảnh những xác ướp bí ẩn cuốn đầy châu báu trong mộ cổ
Theo Acient Origins, hình ảnh nàng tiên cá thu hút trí tưởng tưởng của con người hàng ngàn năm nay. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết về nữ thần Atargatis được thờ phụng ở vương quốc Assyria cổ đại, cũng như ở Hy Lạp và La Mã.
Truyện kể rằng, nữ thần chẳng may giết chết người tình. Vì quá xấu hổ, nàng đã biến mình thành người cá. Theo một số tài liệu khác, Atargatis là vị thần sinh sản và có quan hệ gần gũi với nữ thần người cá Ascalon. Việc thờ cúng hai nữ thần làm một được cho là khởi nguồn của câu chuyện về "nàng tiên cá".
Ngoài ra, các nàng tiên cá còn được quy kết có liên quan đến các thiên tai, thảm họa xảy ra ở châu Âu, châu Phi và châu Á trong lịch sử, bao gồm cả lũ lụt, mưa bão, đắm tàu và chết đuối.
Nàng tiên cá luôn được coi là những sinh vật tuyệt mĩ đầy bí ẩn.Theo tờ Vietnamnet, một số chuyên gia cho rằng, các ý tưởng về nàng tiên cá có thể bắt nguồn từ một chứng bệnh có thật trong đời thực. Sirenomelia hay còn được biết đến với tên gọi "hội chứng Nàng tiên cá" là một căn bệnh đe dọa tính mạng con người, đặc trưng bằng sự xoay vòng và tan chảy của đôi chân bệnh nhân. Đây là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, khiến người bị bệnh trông như có một chi hình đuôi cá từ trong bào thai.
"Hội chứng Nàng tiên cá" xảy ra do trục trặc ở hệ thống mạch máu, khi dây rốn không hình thành 2 động mạch. Hậu quả là không đủ nguồn cung cấp máu tới bào thai. Động mạch duy nhất "ăn cắp" máu và chất dinh dưỡng từ phần dưới cơ thể, chuyển hướng chúng ngược trở lại nhau thai. Do thiếu dinh dưỡng, bào thai không phát triển 2 chân riêng rẽ.
Dẫu vậy, chứng bệnh này vô cùng hiếm gặp, chỉ tấn công trung bình 1 trong 100.000 trẻ, nhưng tăng 100 lần nguy cơ xảy ra ở các cặp sinh đôi cùng trứng. Những đứa trẻ chào đời với "hội chứng Nàng tiên cá" hiếm khi sống quá vài ngày sau khi chào đời với một nửa số trường hợp tử vong ngay sau khi sinh.
Cô bé Milagros Cerron, một trường hợp mắc hội chứng Nàng tiên cá.Nhà nghiên cứu lịch sử y học Lindsey Fitzharris, đại học Oxford đã lần tìm các tài liệu tham khảo cổ xưa về dị tật có tên là "Hội chứng người cá". Nó được nhắc đến lần đầu tiên trong một bộ bản đồ gồm 4 tập xuất bản năm 1891. Không có dấu hiệu nào cho thấy giới y khoa đã biết về dị tật này trước thời điểm đó.
Tiến sĩ Fitzharris nhấn mạnh thêm rằng, không có ghi chép về bất kỳ trường hợp nào mắc "hội chứng Nàng tiên cá" sống sót trong quá khứ. Thậm chí ngày nay, số trường hợp trẻ chống lại được căn bệnh quái ác này cũng vô cùng ít ỏi, với vài ca sống sót qua giai đoạn sơ sinh.
Một trong những người sống sót là cô bé người Peru có tên Milagros Cerron. "Milagros" có nghĩa là "những điều kỳ diệu". Nhưng bạn bè và gia đình hay gọi cô một cách trìu mến là "nàng tiên cá nhỏ". Năm 2006, các chuyên gia đã tách thành công hai chân của cô bé khi đó mới hai tuổi. Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phẫu thuật nữa để khắc phục những biến chứng ở thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục, báo VnExpress cho hay.
Những nhà nghiên cứu sẽ rất khó để biết được liệu truyền thuyết về nàng tiên cá có phải bắt nguồn từ dị tật bẩm sinh này hay không. Tuy nhiên, sự trùng hợp giữa dị tật và truyền thuyết lại có tác động tích cực. Những đứa trẻ mắc hội chứng người cá luôn cảm thấy tự hào vì mình giống với nhân vật xinh đẹp trong truyền thuyết xa xưa đến này vẫn còn được lưu truyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào