Khám phá

Manh mối 6 giây có thể giúp giải mã bí ẩn về máy bay MH370

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện được tín hiệu có thể giúp giải đáp bí ẩn về chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích hơn 10 năm trước.

Loài cá nằm trong top nhỏ nhất thế giới nhưng có khả năng tạo ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh / Máy bay đang bay trên trời gặp sấm sét có sao không? Những lưu ý khi đi máy bay mà hành khách nên biết

Telegraphđưa tin, các nhà nghiên cứu từ đại học Cardiff, Anh đã phân tích dữ liệu từ micro dưới nước và thu được tín hiệu 6 giây được ghi lại vào khoảng thời gian máy bay MH370 được cho là đã lao xuống Ấn Độ Dương sau khi hết nhiên liệu.

Họ đã đề xuất các thử nghiệm sâu hơn để xác định xem liệu âm thanh cuối cùng có thể giúp xác định điểm rơi xuống của chiếc máy bay Boeing 777 hay không.

Cách đây hơn 10 năm, MH370 đã mất tích từ ngày 8/3/2014 khi chở theo 239 người. Hàng loạt cuộc tìm kiếm được thực hiện, hàng loạt giả thuyết được đưa ra nhưng tới nay, số phận của MH370 vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải, biến nó trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới.

Hình ảnh 3D mô phỏng giả thuyết MH370 gặp trục trặc, rơi xuống Ấn Độ Dương (Ảnh minh họa: Nat Geo).

Hình ảnh 3D mô phỏng giả thuyết MH370 gặp trục trặc, rơi xuống Ấn Độ Dương (Ảnh minh họa: Nat Geo).

Theo các nhà khoa học Anh, nếu như chiếc máy bay nặng 200 tấn rơi ở tốc độ 200m/s thì nó chắc chắn sẽ giải phóng động năng tương đương với một trận động đất nhỏ. Động năng này đủ lớn để micro dưới nước cách xa hàng nghìn km có thể ghi lại được.

Có 2 trạm thủy âm có khả năng phát hiện tín hiệu như vậy. Một là ở Cape Leeuwin ở Tây Australia và thứ hai là ở lãnh thổ Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương.

Các trạm thủy âm này được thành lập như một phần của cơ chế giám sát Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Cả hai địa điểm đều hoạt động vào khoảng thời gian MH370 được cho là đã rơi xuống Ấn Độ Dương.

Các trạm thủy âm trước đây đã phát hiện các tín hiệu áp suất đặc biệt từ các vụ tai nạn máy bay, cũng như các trận động đất có quy mô khác nhau ở khoảng cáchgần 5.000km.

 

Trong nghiên cứu của mình, nhóm nhà khoa học của Đại học Cardiff đã xác định được một tín hiệu trùng khớp với khung thời gian khi máy bay có thể đã lao xuống biển vào ngày 8/3/2014. Tín hiệu này thu được ở trạm Cape Leeuwin.

Tiến sĩ Usama Kadri, một người tham gia nghiên cứu, tin rằng việc tiếp tục xem xét theo manh mối 6 giây này có khả năng làm sáng tỏ bí ẩn xoay quanh MH370.

Ông Kadri viện dẫn việc tìm kiếm tàu ngầm Argentina ARA San Juan vào năm 2018 như là cơ sở để thuyết phục rằng nghiên cứu của nhóm ông có khả năng tìm ra chiếc máy bay mất tích.

ARA San Juan, được tìm thấy dưới đáy biển một năm sau khi một vụ nổ khiến nó rơi xuống vực sâu Nam Đại Tây Dương vào ngày 15/11/2017.

Bên tìm kiếm đã cho nổ lựu đạn dưới biển để mô phỏng vụ nổ trên tàu ngầm, sau đó đối chiếu chéo tín hiệu thu được bằng micro dưới nước từ vụ nổ với dữ liệu khi tàu ngầm phát nổ. Kết quả là họ tìm thấy xác tàu ngầm ở ngoài khơi bờ biển Argentina.

 

Tiến sĩ Kadri cho biết: "Một nghiên cứu tương tự, sử dụng các vụ nổ hoặc súng hơi có mức năng lượng tương đương với mức năng lượng được cho là có liên quan đến MH370. Nếu tín hiệu từ những vụ nổ như vậy cho thấy biên độ áp suất tương tự như tín hiệu nghi phát ra từ MH370, điều đó sẽ là manh mối mới hỗ trợ tìm kiếm".

Theo ông, sự biến mất của MH370 đặt ra câu hỏi về khả năng của con người nhằm phát hiện các vụ tai nạn máy bay trên đại dương và tiềm năng sử dụng công nghệ thủy âm để hỗ trợ các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm