Mật mã khảo cổ: Đại mê cung tạc trên vách đá dựng đứng từ thời Tam Quốc thuộc về ai?
Phát hiện mê cung mộ cổ nhiều xác ướp kì lạ / 6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới
Mê cung trên vách đá thẳng đứng
Cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc khoảng 90 km về phía tây bắc, tọa lạc trên khe núi yên tĩnh tại huyện Diên Khánh là một di chỉ khảo cổ độc đáo mang tên "Diên Khánh Cổ Nhai Cư" - Khu nhà ở trên vách đá ở Diên Khánh.
Khu vực được phát hiện năm 1984, khi Phòng Quản lý Di tích Văn hóa huyện Diên Khánh tiến hành cuộc tổng điều tradi tích văn hóa lần thứ hai.
Đây là quần thể hang động nhân tạo được tạc thẳng vào vách núi dựng đứng, đồng thời là quần thể sơn cốc lớn nhất từng được phát hiện ở Trung Quốc và vẫn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
Khắc đẽo giữa 2 khe núi là những hang đá kích thước to nhỏ khác nhau được chia làm 3 phần: Phần trước, phần giữa và phần sau với tổng cộng gần 200 hang, tạo nên cảnh tượng cực kỳ ngoạn mục.
Tờ Sohu còn ưu ái gọi "Diên Khánh Cổ Nhai Cư" là "Trung Hoa đệ nhất mê cung".
Trong số những hang đá này, có hang thông tầng trên dưới, có hang lại thông ngăn trái phải; bên trong còn có đầy đủ vật phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống sinh hoạt như: chân đèn, bếp nấu, hố vệ sinh, ống thông khói, lỗ thoát hơi, bản lề, khung cửa… tất cả đều làm bằng đá.
Ngoài ra còn có một số phòng chức năng như phòng ngủ, chuồng ngựa, nhà kho... Phòng lớn rộng khoảng hơn 20m2, phòng nhỏ chỉ chừng 3 - 4m2. Nếu đặt dưới góc nhìn của người hiện đại, quần thể này không khác gì một khu nhà ở thông thường.
Những câu hỏi lớn về Diên Khánh Cổ Nhai Cư
Với kích thước to lớn, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như vậy, Diên Khánh Cổ Nhai Cư hẳn phải là nơi sinh sống của một cộng đồng dân cư lớn mạnh. Tuy nhiên, các nhà sử học lại không tìm thấy bất kỳ ghi chép nào về hệ thống hang này trong các tài liệu lịch sử Trung Quốc từ cổ chí kim.
Trên thực tế, điều khiến các nhà khoa học băn khoăn nhất là ai đã xây dựng nơi ở trên những vách đá này. Chiều cao của mỗi căn phòng chỉ từ 1,7m - 1,8m, liệu rằng đây có phải nơi ở của một tộc người lùn?
Nói đến đây, nhiều người sẽ cho rằng điều này thật phi lý, bởi lẽ người lùn là nhân vật thường chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, thế nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể họ thực sự tồn tại và sinh sống tại đây.
Một số chuyên gia lại nhận định Diên Khánh Cổ Nhai Cư là hang động của thổ phỉ hay là đài quan sát được quân đội sử dụng trong chiến tranh, tuy nhiên các giả thuyết này đều không có bằng chứng thuyết phục.
Theo Baike, tổng khối lượng đá để xây dựng của Diên Khánh Cổ Nhai Cư là khoảng 3.000 - 4.000 mét khối. Với khối lượng công việc lớn như vậy, các học giả đã tính toán rằng cần ít nhất 100 người làm việc cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ trong suốt 5 năm để hoàn thành công trình.
Các chuyên gia khảo cổ tin rằng Diên Khánh Cổ Nhai Cư được xây dựng vào thời Tam Quốc Lưỡng Tấn Nam Bắc triều (từ năm 220).
Tuy nhiên, trong các tài liệu lịch sử, người ta không tìm thấy bất kỳ ghi chép nào liên quan đến những cư dân sống trên vách đá này.
Bên trong các hang động cũng không lưu lại chữ viết hay hình vẽ gì, chỉ có một vài dấu vết của sự sống còn sót lại trên tường hang càng làm cho chủ nhân của những công trình này trở nên vô cùng bí ẩn.
Các nhà khảo cổ cho rằng "nguồn gốc của Diên Khánh Cổ Nhai Cư là một mật mã khảo cổ cần được tiếp tục nghiên cứu".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách