Khám phá

Mất tích 152 triệu năm, "T-rex đại dương" hiện ra bất ngờ giữa bảo tàng

Một bảo tàng địa phương ở Anh đã vô tình... cất trong kho một báu vật vô song suốt nhiều năm mà không hay: Loài quái vật kỳ dị nhất của biển khơi kỷ Jura, hung dữ như T-rex nhưng to lớn hơn.

Phát hiện loài khủng long lai chim chưa từng biết ở Trung Quốc / Sốc: Tổ tiên "quái thú" của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Theo SciTech Daily, phát hiện kinh ngạc bắt nguồn từ việc nhà cổ sinh vật học Megan Jacobs của Đại học Portsmouth (Anh) chụp ảnh một bộ xương ngư long tại Bảo tàng Tòa thị chính Thị trấn Abingdon ở Oxfordshire. Cô đã nhận thấy một đốt sống khổng lồ, bất thường, không thể của ngư long.

Mất tích 152 triệu năm, T-rex đại dương hiện ra bất ngờ giữa bảo tàng - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả " T-rex đại dương" với một người nhái bên cạnh để so sánh kích thước - Ảnh: ĐẠI HỌC PORTSMOUTH

Cô Jacobs hỏi thăm người quản lý và vui mừng biết được có thêm 3 đốt sống tương tự đang cất giữ trong kho.

Các mẫu vật đã được nghiên cứu chi tiết bởi nhóm từ Đại học Portsmouth, cho thấy bảo tàng này đã cất giữ tàn tích hiếm thấy về một quái vật biển huyền thoại mà không hay!

Nó là Liopleurodon, một sinh vật quái dị thuộc nhóm thằn lằn đầu rắn, được giới cổ sinh vật học biết đến từ lâu nhưng gần như dưới dạng một "bóng ma".

Giáo sư David Martill từ Trường Môi trường, Địa lý và khoa học địa chất thuộc Đại học Portsmouth, tác giả chính của nghiên cứu và là người từng tìm hiểu về Liopleurodon từ những năm 1990 cho biết vào các thập kỷ trước, Liopleurodon được ước tính dài đến 25 m.

 

Nhưng đó chỉ là suy đoán, cũng như hình dạng của nó, vì sự thật là chưa có mẩu xương nào đủ lớn được tìm thấy từ quái vật kỷ Jura này. Người ta chỉ biết nó ở đó, một loài mới, khác biệt, nguy hiểm.

Các hóa thạch được bảo tàng ở Oxfordshire lưu giữ đã vén màn bí ẩn, ví đó là những đốt sống hoàn toàn nguyên vẹn, đủ để các nhà khao học làm nó phải "hiện hình" trở lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm