Mộ nữ hoàng tuyệt sắc của Ai Cập ẩn trong lăng mộ con trai
Nefertiti trong tiếng Ai Cập cổ nghĩa là "mỹ nữ giá lâm". Bà là vợ pharaoh Akhenaten, thế kỷ 14 trước Công nguyên.
Những điều có thể bạn chưa biết về bộ bài tây / Những phụ nữ độc ác nhất trong lịch sử loài người
Theo Ibtimes, Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh phát hiện lăng mộ của vị pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập Tutankhamun ở Thung lũng của các vị vua năm 1922. Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Arizona, Mỹ tin rằng ông đã tìm thấy một lối đi bí mật trong lăng mộ Pharaoh Tutankhamun dẫn đến nơi an nghỉ của mẹ vị vua này, Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti.
Nefertiti trong tiếng Ai Cập cổ nghĩa là "mỹ nữ giá lâm". Bà là vợ pharaoh Akhenaten, thế kỷ 14 trước Công nguyên. Theo Biography, một số bằng chứng cho thấy bà là con gái hoặc cháu gái một vị chức sắc trong triều, nhưng lại có giả thiết cho rằng bà là người nước ngoài. Những phù điêu và tác phẩm nghệ thuật về cuộc sống hoàng gia thời kỳ này thường khắc họa nhà vua và nữ hoàng bên nhau không rời, thậm chí hôn nhau công khai - điều rất hiếm trong các mô tả pharaoh cổ đại.
Reeves phân tích những tấm ảnh có độ phân giải cao chụp bức tường lăng mộ Pharaoh Tutankhamun. Ông khám phá ra dấu tích của hai con đường mà những người xây dựng lăng mộ đã bịt kín lại. Một trong hai con đường này dẫn đến phòng chôn cất chưa hề bị đụng tới, nhiều khả năng có chứa thi hài Nữ hoàng Nefertiti. Kết quả được công bố trong bản báo cáo Dự án Lăng mộ Hoàng gia Amarna.
Mô phỏng chân dung Nữ hoàng Nefertiti. Ảnh: Biography
Theo CNN, mặc dù bị cướp nhiều lần nhưng lăng mộ Pharaoh Tutankhamun vẫn là lăng mộ nguyên vẹn nhất từng được khai quật ở Ai Cập. Đây cũng là kho tàng quý giá cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu với hơn 2.000 đồ vật cổ xưa còn sót lại.
Reeves đưa ra giả thuyết rằng, kích thước lăng mộ Pharaoh Tutankhamun "nhỏ hơn" so với nơi an nghỉ thông thường của một vị vua Ai Cập. Kích thước không tương xứng và cách bố trí của nó cho thấy, đây là phần lăng mộ mở rộng được thiết kế trước đó dành cho nữ hoàng. Giả thuyết trên có thể giải mã một số điều kỳ lạ về phòng chôn cất của Pharaoh Tutankhamun, vốn gây khó hiểu cho các nhà khoa học trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, ngôi mộ được bài trí bằng những bức vẽ tôn giáo kỳ lạ, được cho là nghi lễ tôn giáo nhằm bảo vệ những gì cất giấu bên trong. Theo tiến sĩ Reeves: “Chỉ có một nữ hoàng trong triều đại cuối thế kỷ XVIII biết cách làm điều này, và đó chính là Nefertiti”.
Theo Joyce Tyldesley, giảng viên Ai Cập học thuộc ĐH Manchester, giả thuyết của tiến sĩ Reeves nhiều khả năng là chính xác.
Ông chia sẻ: “Nhiều khả năng, nữ hoàng đã qua đời trong triều đại của chồng là vua Akhenaten, và được chôn cất tại đây. Nhưng tôi cho rằng Nefertiti được chôn cất ở đâu đó bên trong Thung Lũng phía Tây, thay vì ở chính giữa Thung lũng cả các vị vua”.
Reeves ước đoán hiện vật tìm thấy trong phòng chôn cất có từ trước khi Pharaoh Tutankhamun lên ngôi. Ông đi đến kết luận, lăng mộ nhiều khả năng dành cho một nữ hoàng Ai Cập vào cuối triều đại thứ 18, trong đó Nefertiti là người phụ nữ duy nhất xứng đáng nhận được vinh dự cao quý này, thêm vào đó là cái chết sớm của Pharaoh Tutankhamun khi mới 17 tuổi.
"Tại thời điểm chôn cất Nữ hoàng Nefertiti, người ta chắc chắc chắn không có ý định chôn cất Pharaoh Tutankhamun trong cùng lăng mộ này. Suy nghĩ trên sẽ không xuất hiện cho tới khi xảy ra cái chết sớm và bất ngờ của vị vua trẻ một thập kỷ sau đó", Reeves nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh tượng báo hoa mai ‘phẫu thuật tim hở’ cho lợn bướu
Việt Nam có loại bò lớn nhất thế giới sắp tuyệt chủng: Nặng đến 2 tấn, túi mật có giá 60 triệu, chỉ còn 300 cá thể
Tiêu Phong đại chiến ngũ tuyệt: Thần công bí ẩn Kim Dung "trao" có đủ sức khuynh đảo Hoa Sơn luận kiếm?
CLIP: Hãi hùng trước cảnh hổ mang chúa đực tàn nhẫn ăn thịt bạn tình trong rừng sâu
"Thế giới đã mất" hiện ra giữa mỏ đá, gây sốc cho khoa học
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa cầy mangut với rắn hổ mang, cái kết đầy bất ngờ ở phút chót
Cột tin quảng cáo