Khám phá

Mokomokai, tập tục bảo quản đầu xác ướp của thổ dân Maori ở New Zealand

Mokomokai là tập tục lâu đời của thổ dân Maori ở New Zealand nhưng chỉ đối với những phần đầu người mang hình xăm gọi là moko. Trong quá khứ, moko là nghệ thuật truyền thống xăm những dấu hiệu lên mặt và trên thân người của thổ dân Maori dành cho những người tầng lớp cao quý trong xã hội.

Những phát hiện về lãnh địa của các "Pharaoh đen" / Vén màn bí mật về màu sắc lông vũ của khủng long

Hình xăm Ta Moko được xăm lên mặt bằng công cụ mà tiếng thổ dân gọi là uhi (giống như cây đục) và sau đó những đường rãnh được lắp đầy bằng mực. Nguồn gốc moko có thể tìm thấy trong câu chuyện cổ của người Maori kể về Niwareka và chồng là Mataora. Vào một ngày, Niwareka bị chồng ngược đãi nên đã chạy đến người cha ở Rarohenga (thế giới ngầm). Mataora liền đuổi theo cố thuyết phục vợ quay trở về.

Bộ sưu tập mokomokai của tướng Robley.

Khi đến được Rarohenga, những đường nét sơn trên mặt Mataora bị nhòe đi do mồ hôi khiến người thân của Niwareka bật cười. Từ đó người dân ở Rarohenga bắt đầu sử dụng nghệ thuật hình xăm Ta moko. Mataora cầu xin vợ tha thứ đồng thời bày tỏ mong muốn cha vợ truyền dạy nghệ thuật Ta moko cho mình. Sau đó, Mataora cùng với vợ quay về nhà và mang theo cả kiến thức về Ta moko.

Theo truyền thống, hình xăm moko trên gương mặt nam giới Maori được coi là dấu hiệu của tuổi trưởng thành, và mỗi đường rãnh liên quan đến một hành vi can đảm của người đàn ông. Tiến trình thực hiện những đường rãnh moko gây đau đớn cực kỳ. Trong văn hóa Maori, đầu người được coi là bộ phận thiêng liêng nhất của cơ thể và do đó mà moko được sử dụng để làm nổi bật sự thiêng liêng này. Thậm chí, giá trị của moko vẫn tiếp tục được duy trì sau cái chết cho nên trong quá khứ những chiếc đầu tô điểm hình xăm moko đều được bảo quản hết sức cẩn thận và được gọi là mokomokai.

Câu chuyện về Mataora và Niwareka.

Tiến trình thực hiện mokomokai bắt đầu bằng hành động cắt đầu người chết và sau đó lấy đi phần não bộ và hai mắt. Hai lỗ tai được bịt kín bằng sợi cây lanh và nhựa cây, tiếp tục qua nhiều khâu xử lý. Tùy thuộc cái đầu là của ai mà nó được xử lý theo cách khác nhau.

Một mokomokai được trưng bày trong nhà bảo tàng.

Đầu tiên là các thành viên gia đình và sau đó đến các cá nhân quan trọng được tôn sùng trong xã hội Maori. Sau khi những người này qua đời, đầu của họ được xử lý mokomokai. Sau khi phần đầu được mokomokai, người chết tiếp tục được gia đình và cộng đồng tôn sùng. Ngoài ra, đây cũng là cách để cho người quá cố - đặc biệt là những thủ lĩnh – duy trì mối quan hệ với cộng đồng sau khi chết.

Một chiếc đầu mokomokai của người Maori được bảo quản.

Những chiếc đầu mokomokai được bảo quản trong những chiếc hộp được chạm trổ cầu kỳ. Mặt khác, mokomokai cũng được tạo ra như là chiến lợi phẩm trong chiến tranh. Trong suốt cuộc chiến, chiến binh cố gắng chặt đầu kẻ thù. Sau khi chiến tranh kết thúc, đầu kẻ thù được xử lý thành mokomokai để chế nhạo và lăng mạ trong câu chuyện chiến đấu được kể lại cho con cháu đời sau.

 

Tuy nhiên, những chiếc đầu mokomokai như thế cũng được sử dụng trong những cuộc thương lượng hòa bình hay để trao đổi thứ gì đó. Khi người châu Âu đến New Zealand, mokomokai trở thành món đồ được bán cho họ. Trong những cuộc chiến tranh bằng súng hỏa mai (Musket Wars) giữa những bộ tộc Maori trong lịch sử New Zealand, với hơn 600 trận chiến từ năm 1801 đến 1840, những chiếc đầu mokomokai được bán với số lượng lớn.

Hình xăm moko của người Maori hiện nay

Có nguồn cho biết, mokomokai được sử dụng để đổi lấy súng hỏa mai và đạn dược của người châu Âu. Năm 1831, hoạt động buôn bán mokomokai bị cấm đoán bởi chính quyền Sydney của Canada – đây là con đường chính vận chuyển bán mokomokai đến châu Âu. Tuy vậy, một số lượng lớn mokomokai vẫn được tuồn ra khỏi New Zealand và hàng trăm trong số đó hiện vẫn được gìn giữ trong các nhà bảo tàng, bệnh viện và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và Mỹ.

Tướng Horatio Gordon Robley là sĩ quan và nghệ sĩ Anh phục vụ trong những cuộc chiến tranh đất đai ở New Zealand trong những năm 1860. Ông nghiên cứu dân tộc học và say mê nghệ thuật xăm của người Maori. Robley là tác giả một cuốn sách về đề tài moko, tựa đề “Moko hay Nghệ thuật xăm của người Naori”, xuất bản năm 1896. Sau khi quay về nước Anh, Robley mang theo bộ sưu tập gồm 35 đến 40 mokomokai mà về sau ông đề nghị bán lại cho chính quyền New Zealand.

Sau khi đề nghị bị khước từ, phần lớn bộ sưu tập của Robley được bán cho Nhà Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ. Ngày nay, nhiều người Maori mong muốn những chiếc đầu mokomokai được trao trả về cho cộng đồng của họ ở New Zealand. Từ năm 1987 và 2009, khoảng 68 mokomokai được trả về cho người Maori hay Nhà Bảo tàng New Zealand.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm