Monopod – Truyền thuyết về người lùn chỉ có một chân giữa đầy bí ẩn trong sách cổ
Bí ẩn ngôi làng biến mất không dấu vết sau một đêm, tất cả loài rắn cũng bỏ chạy: Sự thật ớn lạnh! / Vén màn bí ẩn "ngôi mộ giết người" lớn nhất Trung Quốc, 80 thi thể chồng chất bên trong: Các chuyên gia chết lặng!
Monopod là giống người trong thần thoại, được miêu tả chỉ có một chân duy nhất ở giữa cơ thể, thường được miêu tả trong các cuốn sách cổ.
Monopod hay skiapod (σκιάποδες) có nghĩa là một chân. Tên gọi này xuất hiện trong vở kịch The Birds của Aristophanes, được trình diễn lần đầu vào năm 414 trước Công nguyên. Giống người có hình dạng kỳ quái này cũng được miêu tả trong tác phẩm Natural History của Pliny the Elder – một nhà tự nhiên học kiêm triết gia người La Mã, khi ông ghi lại những câu chuyện của các nhà lữ hành kể về những cuộc gặp gỡ hoặc nhìn thấy người Monopod ở Ấn Độ. Pliny nhấn mạnh rằng họ được sử gia kiêm nhà vật lý học người Hy Lạp cổ là Ctesias nhắc đến lần đầu tiên qua cuốn sách Indika (India), một bản ghi chép lại khung cảnh của những người Ba Tư ở Ấn Độ không còn hoàn chỉnh. Pliny miêu tả người Monopod như sau:
"Ctesias cũng nói đến một giống người khác nữa, họ còn có tên gọi là Monocoli, những người chỉ có một chân, nhưng có thể nhảy nhót nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên. Họ cũng được gọi là Skiapodae, vì có thói quen nằm ngửa, vào những lúc trời quá nắng nóng, và trú dưới bóng chân của mình để tránh nắng."
Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản hoặc tác phẩm cổ của La Mã và Hy Lạp có đề cập đến người Skiapodae (hay Monopod). Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng tin vào việc giống người này thực sự tồn tại trên đời. Thánh Augustine (354-430) đã đề cập đến Skiapode trong tác phẩm The City of God, cuốn 16, chương 8 với tiêu đề mang tính nghi vấn khi một giống người kỳ quái như vậy lại có thể là con cháu của Adam hay các con trai của Noah.
Truyền thuyết về Monopod được tiếp tục lưu truyền vào thời Trung Cổ. Tiêu biểu có thể kể đến là những dòng miêu tả của linh mục kiêm học giả Isidore xứ Seville trong tác phẩm Etymologiae:
"Người ta nói rằng giống người Sciopod sống ở Ethiopia; họ chỉ có một chân và di chuyển với tốc độ rất nhanh. Người Hy Lạp gọi họ là σκιαπόδες (những người trú trong bóng chân) vì khi trời nóng, họ sẽ nằm ngửa dưới đất và dùng bàn chân ngoại cỡ của mình làm bóng râm."
Osma Burgo de Beatus, bản đồ của Beatus xứ Liebana
Thậm chí, trong hình vẽ bản đồ Hereford Mappa Mundi cũng như bản đồ của nhà thần học kiêm địa lý Beatus xứ Liébana thực hiện, còn thể hiện rõ hình vẽ người Sciopod ở bên lề thế giới.
Giải mã bí ẩn về người Monopod
Có nhiều giả thuyết phủ nhận sự tồn tại của người Monopod và đề cập đến một sự nhầm lẫn trong ghi chép của người xưa. Tiêu biểu có thể kể đến những ý kiến sau:
Theo giáo sư Carl A. P. Ruck (đại học Boston), ý tưởng về người Monopod tại Ấn Độ có thể liên quan đến vị thần Veda Aja Ekapad (vị thần này cũng có liên quan đến hình dạng một chân của thần Shiva).
Còn nhà lữ hành John xứ Marignolli (1338 – 1353) lại giải thích cặn kẽ hơn, sau khi ông du hành đến Ấn Độ. John phủ nhận việc người Monopod có thật, cũng không có chuyện họ phải trú nắng trong bóng râm của bàn chân. Vì ông miêu tả rằng người Ấn Độ thường ở trần, họ thường mang theo một vật dụng gần giống cái lều nhỏ trên một cái gậy chống, khi gặp trời nắng hoặc mưa sẽ mở ra trú. Thậm chí, ông còn mang được vận dụng đó về Florence.
Một ý kiến khác cũng có vẻ hợp lý để giải thích cho Monopod là việc những người chứng kiến hoặc kể lại đã miêu tả phóng đại hình ảnh của các thiền sinh ở Ấn Độ, khi các thiền sinh này thiền trên một chân.
Monopod và dấu ấn trong văn hóa đại chúng
Dù Monopod chưa được xác định có thực sự tồn tại hay không, thì qua thời gian, truyền thuyết về giống người kỳ lạ này cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học. Người ta có thể bắt gặp Monopod trong tiểu thuyết Chronicles of Narnia của C.S. Lewis, trong Saga Erik The Red của người Iceland, trong tác phẩm Baudolino của nhà văn người Ý Umberto Eco. Gần gũi hơn nữa, Monopod đã trở thành tên gọi cho chân máy ảnh – thiết bị cũng chỉ có một chân đỡ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?