Khám phá

Mỹ nhân độc nhất trong lịch sử Trung Hoa làm Hoàng hậu 2 nước: 6 lần lên ngôi 5 lần bị phế

Hồng nhan bạc phận đúng là câu nói chính xác khi nói về cuộc đời của vị hoàng hậu này.

Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử / Vua chúa Việt quyết tâm bảo vệ chủ quyền như thế nào?

20 tuổi làm vợ Hoàng đế già khờ khạo

Vị Hoàng hậu hồng nhan bạc phận đó không ai khác chính là Dương Hiến Dung, hoàng hậu của hai vị vua: vua Tấn Huệ Đế (nhà Tây Tấn) và vua Lưu Diệu (nhà Hán Triệu). Đây cũng là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được làm lưỡng quốc hoàng hậu.

Nàng sinh năm 280, người huyện Nam Thành, quận Thái Sơn, xuất thân trong một gia đình quý tộc đầu thời nhà Tấn. Ông nội của Dương Hiến Dung làm quan tới chức Thượng thư Hữu bốc xạ thời Tấn Vũ Đế, cha nàng là Thượng thư lang.

Sau khi Giả Nam Phong, vị hoàng hậu xấu xí và tàn ác bị giết chết, triều đình nhà Tây Tấn liền tìm cho ông vua đần độn Tấn Huệ đế Tư Mã Trung một người vợ mới. Với xuất thân cao quý, Dương Hiến Dung đã được lựa chọn.

20-tuoi-lay-vua-gia-dan-don-my-nhan-nay-6-lan-len-ngoi-Hoang-hau-5-lan-bi-phe-766-1548345405-width600height390Ảnh minh họa

Người ta kể rằng cuộc đời truân chuyên của người phụ nữ xinh đẹp họ Dương dường như đã có điềm báo ngay từ ngày nàng bước chân vào cung. Vào hôm rước dâu, khi cô dâu 20 tuổi Dương Hiến Dung mặc xong lễ phục, đội lên chiếc mũ loan gắn châu ngọc chuẩn bị ra kiệu vào cung thì bỗng nhiên chiếc áo được chuẩn bị bốc cháy ngùn ngụt.

Khi đó không ai bị thương song người ta đều tin rằng đây là điềm dữ, báo trước một cuộc đời không mấy phẳng lặng.

20 tuổi Dương Hiến Dung đã một bước lên hàng mẫu nghi thiên hạ, vị trí biết bao người mơ ước song sự thật lại quá nỗi xót xa. Người con gái đẹp này phải lấy một người chồng đã 40 tuổi còn bị mắc bệnh ngờ nghệch bẩm sinh, suốt ngày chỉ biết khóc cười.

Vị Hoàng hậu lưỡng quốc duy nhất, "6 lần lập 5 lần phế"

Chỉ 1 năm sau khi nhập cung, Triệu vương Tư Mã Luân - người nắm thực quyền trong triều đình bấy giờ đã âm thầm sai người bắt Tấn Huệ Đế và Dương Hiến Dung giam vào ngục, ép Tấn Huệ Đế phải thoái vị. Đây cũng là lúc Dương Hiến Dung bị mất ngôi vị Hoàng hậu lần đầu tiên.

 

Tuy nhiên, gia tộc Tư Mã khi biết chuyện liền tức giận cho rằng hành động khi quân phạm thượng làm xấu mặt gia tộc. Gia tộc Tư Mã đã phát binh tấn công kinh thành Lạc Dương, Tư Mã Luân bị giết, Huệ Đế và Dương hậu được đón về cung phục vị.

Thế nhưng đây mới chỉ là những sóng gió ban đầu trong cuộc đời đầy truân chuyên của người đẹp này. Một thời gian sau, 3 vị thân vương của gia tộc Tư Mã xảy ra tranh chấp.

Cuối cùng, sau khi giết chết được 2 người anh em, Tư Mã Dĩnh chính thức trở thành người nắm quyền thật sự của triều đình. Hắn ép Tấn Huệ Đế phế truất ngôi vị Hoàng hậu của Dương Hiến Dung. Người phụ nữ này một lần nữa từ ngôi mẫu nghi thiên hạ trở thành thường dân. Đó cũng là lúc Dương Hiến Dung hay tin cha mẹ mình bị giết ở quê nhà.

Không lâu sau đó, Tư Mã Dĩnh bị đánh bại bởi những người phò tá cho Hoàng đế. Tấn Huệ Đế đã đưa Dương Hiến Dung về cung, khôi phục ngôi vị Hoàng hậu.

photo1516990175533-15169901755332090177250Ảnh minh họa

Song Tư Mã Dĩnh không chịu khuất phục mà lại gây ra binh biến với sự hỗ trợ của quân đồng minh do Tư Mã Ngung dẫn đầu. Tư Mã Dĩnh đã chiến thắng, quyền lực rơi vào tay Tư Mã Ngung và một lần nữa Dương Hiến Dung lại bị ép phế ngôi Hoàng hậu.

 

Tháng 11.304, tại Trường An, kinh đô thời bấy giờ, Tư Mã Ngung cho phép Dương Hiến Dung phục vị Hoàng hậu. Nhưng chỉ vài tháng sau, tháng 1 năm 305, Dương Hiến Dung lại bị Tư Mã Ngung ép phế truất. Không chỉ vậy, Dương Hiến Dung còn bị nghi ngờ là vây cánh của bọn mưu phản nên suýt bị hạ độc chết.

Cuối năm 305, Đông Hải vương Tư Mã Việt giành thắng lợi trong cuộc giao tranh với Tư Mã Ngung, giải cứu Tấn Huệ Đế, chuyển kinh đô về lại Lạc Dương. Một lần nữa, Dương Hiến Dung đã được phục ngôi vị.

Lúc này cứ tưởng sau 6 lần lập, 5 lần phế, cuộc đời của vị Hoàng hậu xinh đẹp này sẽ có được sự bình yên về sau nhưng chẳng bao lâu sau, biến cố lại ập đến khi chính Tư Mã Việt đã hạ độc giết chết Tấn Huệ Đế.

Tiếp đó, Hoàng Thái đệ Tư Mã Xí được nối ngôi trở thành Hoàng đế, lấy hiệu Tấn Hoài Đế. Và vì Dương Hiến Dung không phải mẹ ruột của tân Đế nên nàng không được trở thành Hoàng Thái hậu, từ đó trở đi nàng chuyển sang Hoàng Huấn cung sinh sống.

Tiếp tục đăng cơ làm Hoàng hậu ở một quốc gia khác

 

Nhưng vì trải qua bao cuộc nội chiến của gia tộc Tư Mã, nên dù có lên ngôi Hoàng đế đi chăng nữa, Tấn Hoài Đế vẫn không thể nào cứu vãn được tình trạng lụng bại của vương triều Tây Tấn.

Nó cứ yếu dần yếu dần cho đến năm 311, sau khi Tấn Hoài Đế lên ngôi được 5 năm, hậu duệ Hung Nô đã sáng lập Đế quốc Hán Triệu, bắt đầu tấn công Tây Tấn. Tháng 6 năm đó, đại tướng của Hán Triệu là Lưu Diệu đã triệt hạ được kinh đô Lạc Dương bắt sống Tấn Hoài Đế.

Tiếp đó, Lưu Diệu vì nghe danh cựu Hoàng Hậu triều Tây Tấn – Dương Hiến Dung nổi tiếng xinh đẹp, quyền quý từ lâu nên liền nạp nàng trở thành thiếp của mình. Từ đó, cuộc sống của Dương Hiến Dung bước sang một trang mới, hạnh phúc hơn, bình yên hơn.

Không chỉ vậy, bằng sự khéo léo trong cách ăn nói nên Dương Hiến Dung càng ngày càng khiến cho Lưu Diệu sủng ái mình hơn. Nàng còn sinh cho Lưu Diệu 3 người con là Lưu Hi, Lưu Tập và Lưu Xiển.

Đến năm 318, Hoàng đế nhà Hán Triệu là Lưu Thông qua đời, Lưu Diệu thân là tướng quân nên đứng ra dẫn quân dẹp loạn, xong ông còn tự mình xưng đế và lập Dương Hiến Dung trở thành Hoàng hậu.

 

Đây cũng chính là lần thứ 7, nàng được ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ. Đồng thời, sự kiện này cũng khiến nàng trở thành mỹ nhân duy nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến là Hoàng hậu của 2 quốc gia khác nhau.

Cuộc đời của nàng cứ thế trôi đi trong bình yên và quyền quý cho đến năm 322 thì qua đời, thọ 42 tuổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm