Năm trận đơn đấu đỉnh cao, uy trấn thiên hạ, trận thứ nhất xứng danh kinh điển
Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long / Tam Quốc Diễn Nghĩa: 12 sự kiện nổi bật nhưng lại không trùng khớp với đời thực
Tam Quốc Diễn Nghĩa tuy là không phải là một tiểu thuyết chính sử, có thêm thắt những tình tiết hư cấu, nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn và độ ảnh hưởng của tác phẩm này. Một phần sự hấp dẫn đó đến từ việc tác phẩm đi sâu vào phác họa những màn đơn đấu của các danh tướng đương thời.
Hạng 5: Quan Vũ với Hoa Hùng
Quan Vũ với Hoa Hùng
Ngay lúc đó, một mã cung thủ vô danh tiểu tốt tên Quan Vân Trường xin ứng chiến, các lộ chư hầu đều xem thường và cho rằng Quan Vũ sẽ là người thứ năm mất mạng dưới đao của Hoa Hùng. Nhưng kết quả là "ôn tửu trảm Hoa Hùng" đã trở thanh một điển tích, cũng là bước đầu tiên giúp Quan Vũ vang dang thiên hạ.
Hạng 4: Hứa Chử với Mã Siêu
Mã Siêu với Hứa Chử |
Hứa Chử có năng lực chiến đấu rất lợi hại, là thủ lĩnh cận vệ quân, một đời trung thành với Tào Tháo. Trong trận chiến Bộc Dương, Hứa Chử đã có dịp giao đấu với Lữ Bố, hai bên sau hơn 20 hiệp vẫn bất phân thắng bại, có thể thấy sức lực bất phàm của Hứa Chử, chỉ tiếc tình tiết này không được đưa vào Tam Quốc Diễn Nghĩa bản điện ảnh.
Mã Siêu cũng là một danh tướng dũng mãnh, hậu nhân xếp ông đứng thứ năm trong số các võ tướng thời Tam Quốc. Sau khi Tào Tháo giết cha của Mã Siêu là Mã Đằng, Mã siêu vì báo thù sát cha mà bắt tay với Hàn Toại cùng nhau kháng Tào. Trong trận chiến ở Đồng Quan, Mã Siêu đã liên tiếp đánh bại rất nhiều tướng lĩnh của Tào Tháo, khiến Tào Tháo phải dứt đuôi bỏ chạy.
Phải đến trận chiến Vị Thủy, Hứa Chử cởi giáp đích thân tiếp chiến ngăn chặn Mã Siêu, hai người giao đấu kịch liệt hơn 200 hiệp không phân thắng bại. Cuối cùng Tào Tháo hết kiên nhẫn buộc phải hạ lệnh cho đại quân xông lên tham chiến.
Hạng 3: Quan Vũ với Hoàng Trung
Quan Vũ với Hoàng Trung |
Thời điểm này Quan Vũ đã là một viên mãnh tướng của Thục Hán, ôn tửu trảm Hoa Hùng, trảm Văn Xú và Nhan Lương, vượt ngũ quan chém sáu tướng, danh tiếng lẫy lừng, khiến Tào Tháo đỏ mắt vì tiếc nuối. Hoàng Trung sau này cũng được liệt vào hàng Ngũ Hổ Tướng của quân đội Thục Hán, dù tuổi đã cao nhưng thực lực lại bất phàm.
Thế nhưng Quan Vũ lại hoàn toàn xem thường Hoàng Trung. Trong sách có viết lời Quan Vũ nói rằng:"Dực Đức là tam đệ của ta, Mạnh Khởi là dòng dõi thế gia, Tử Long theo huynh trưởng ta đã lâu nên có thể coi là đệ đệ của ta. Còn Hoàng Trung là ai mà dám liệt vào ngang hàng với ta".
Điều này nói lên rằng Quan Vũ thực sự rất kiêu ngạo. Trong trận chiến ở Trường Sa, Quan Vũ chỉ xin Gia Cát Lượng dẫn theo 500 tinh binh trong khi ban đầu Khổng Minh và Lưu Bị dự tính cho 3000 quân đi theo Quan Vũ.
Sau đó tại Trường Sa, Quan Vũ và Hoàng Trung đã có 3 trận đơn đấu quyết chiến. Thực tế rằng Quan Vũ không hề chiếm được một chút lợi thế nào trước Hoàng Trung, thậm chí nếu Hoàng Trung dùng cung tên thực sự thì Quan Vũ đã phải mất mạng. Sau đó Lưu Bị đã dùng sự nhân nghĩa chính trực để thuyết phục Hoàng Trung đầu quân phò tá cho mình.
Hạng 2: Trương Phi với Mã Siêu
Trương Phi với Mã Siêu |
Trương Phi cũng là một đại mãnh tướng rất lợi hại trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Với bá khí khi cầm Trượng Bát Mâu trong tay, Trương Phi đã có một trận kịch chiến với Mã Siêu không thua kém gì Hứa Chử.
Trong công cuộc tiến công Thành Đô của Lưu Bị, Lưu Chương đã cầu sự giúp đỡ của Trương Lỗ, đồng thời hứa sẽ cắt nhường địa phận 20 châu. Mã Siêu tự tiến cử mình tiến công Hà Manh quan. Lưu Bị cùng Trương Phi phải dẫn binh cứu viện.
Trương Phi và Mã Siêu đã có màn đối đầu trước trận chiến, hai bên giao đấu hơn 200 hiệp không phân thắng bại. Đánh đến khi trời tối những hai người vẫn muốn châm lửa, thay ngựa tiếp tục giao đấu. Lưu Bị đã nhận ra được sự anh dũng của Mã Siêu, trong lòng mến mộ nhân tài, liền đề nghị hai người đình chiến, sau đó cho người đi khuyên hàng thu phục Mã Siêu.
Hạng 1: Gia Cát Khổng Minh với Vương Lãng
Gia Cát Khổng Minh với Vương Lãng |
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, có lẽ trận chiến kinh điển nhất chính là cuộc chiến "ba tấc lưỡi" giữa Gia Cát Lượng và Vương Lãng. Vương Lãng là thái thú Hội Kê, sau khi bị Tôn Sách đánh bại thì đầu quân cho Tào Tháo, cổ xúy Tào Tháo đoạt quyền, ủng hộ Tào Tháo tấn chức Ngụy Vương. Sau khi Tào Tháo chết, Vương Lãng uy hiếp Hán Hiến Đế nhường ngôi cho Tào Phi, có thể nói là Ngụy Quốc khai quốc công thần.
Thời điểm Gia Cát Lương bắt đầu Bắc phạt, Vương Lãng đã 76 tuổi. Vương Lãng nghênh chiên với Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, hai bên đã có màn đấu khẩu rất quyết liệt. Vương Lãng tự tin rằng có thể dụ hàng Gia Cát Lượng nên ra sức thuyết phục Khổng Minh bỏ Hán theo Ngụy. Nhưng Gia Cát Khổng Minh không những không bị khuất phục mà còn mắng chửi Vương Lãng là gian thần nhà Hán, bỏ họ Lưu theo họ Tào là nghịch tặc, khiến Vương Lãng quá uất ức ngã ngựa mà chết.
Bên trên đều là những màn đơn đấu so tài kinh điển trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng có lẽ là người lợi hại nhất khi có thể dùng ba tấc lưỡi mắng chết đối thủ. Nhưng nếu luận về trận đọ sức hấp dẫn nhất, chắc phải nhắc đến màn quyết đấu xuyên ngày đêm giữa Trương Phi và Mã Siêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?