Khám phá

Nàng tiên cá không có thực

Các chuyên gia cam đoan chưa hề tìm ra được dẫn chứng nào chứng tỏ sự tồn tại của các nàng tiên cá.

Đau lòng chuyện ăn thịt 'nàng tiên cá' dưới biển để... sung mãn ở Phú Quốc / Nàng tiên cá có thật: Những hình ảnh gian dối hay sự thực bí ẩn?

Nàng tiên cá chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng? Ảnh: Getty.

Từ thời xa xưa, người ta đã lưu ý đến vấn đề liệu trong thực tế có nàng tiên cá thật hay không hoặc nàng chỉ là một nhân vật hoàn toàn hư cấu, từng in đậm trong trí nhớ của mọi người, qua câu chuyện cổ tích của Andersen mà hầu như chẳng một đứa trẻ nào không đọc.

Mấy hôm trước, Viện Nghiên cứu Hải dương học và Khí quyển Mỹ công bố trên trang web của họ rằng “chưahề có dẫn chứng về sự tồn tại của một sinh vật có hình người dưới biển khơi và cũng sẽ chẳng bao giờ tìm ra được điều đó”.

Sau khi thông báo này được đưa ra, trên kênh truyền hình Animal Planet có chiếu một bộ phim “Nàng tiên cá: Một thi hài mới tìm thấy”. Người dẫn chương trình của kênh đã giới thiệu: “Mặc dù các tác giả xây dựng bộ phim này dưới hình thực một viễn tưởng khoa học nhưng đối với nhiều người nó lại có tính thuyết phục cao. Các bạn hãy nhớ rằng để giống như sự thật, trong phim các tác giảđã dùng nhiều thủ thuật của chương trình máy tính, tạo ra những kỹ xảo không có trong thực tế”.

Tuy đã có lời thanh minh trước như vậy, song vẫn chưa xoá được niềm tin của nhiều người. Kết quả là trong suốt mấy ngày vừa qua có rất nhiều thư điện tử gửi đến Viện Nghiên cứu Hải dương học và Khí quyển cũng như các cơ quan khoa học chính thống, yêu cầu khẳng định sự tồn tại của “Nữ thuỷ thần”.

Đài BBC trích dẫn lời Thư ký báo chí của Viện này là Carol Cavana giải thích: “Nàng tiên cá – cô thiếu nữ nửa người nửa cá chỉ là một sinh vật biển huyền thoại. Viện chúng tôi hiện không có một đề tài nghiên cứu khoa học nào về loài sinh vật này”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm