NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được'
NASA tung bộ ảnh về sự thay đổi chóng mặt của Trái Đất, khiến cả thế giới phải lo lắng cho tương lai / Xe tự hành của NASA ghi lại được cảnh 'quỷ bụi' khổng lồ di chuyển trên bề mặt Hỏa tinh
NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được' |
Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã dành 9 năm để theo dõi săn tìm ngoại hành tinh.
Kepler đã xác định thành công hàng nghìn ngoại hành tinh trong thiên hà trước khi cạn kiệt nhiên liệu vào năm 2018. Tuy nhiên câu hỏi cốt lõi từ sứ mệnh ban đầu là có bao nhiêu hành tinh trong số này có thể sinh sống được?
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã nghiên cứu dữ liệu mà Kepler thu thập được trong nhiều năm để tìm câu trả lời.
Mới đây, kết quả công bố trên Tạp chí thiên văn học cho thấy có khoảng 300 triệu hành tinh tiềm năng có thể sinh sống được trong thiên hà. Đó là những hành tinh đá có khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt.
Theo NASA, con số đó là một ước tính sơ bộ, 'có thể có nhiều hơn nữa'. Một số hành tinh trong số này rất gần, cách chúng ta khoảng 20 năm ánh sáng.
Steve Bryson, tác giả nghiên cứu cho biết: "Kepler cho chúng tôi thấy có hàng tỷ hành tinh, giờ chúng tôi xác định được rằng một phần lớn những hành tinh đó có thể là đá và có thể sinh sống được. Kết quả chưa phải là giá trị cuối cùng và nước trên bề mặt hành tinh chỉ là một trong nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống".
Đây là nghiên cứu hợp tác toàn cầu giữa các nhà khoa học NASA, những người làm việc trong sứ mệnh Kepler và các nhà nghiên cứu ở nhiều các cơ quan quốc tế từ Brazil đến Đan Mạch.
Theo ước tính của NASA, có khoảng 100-400 tỷ ngôi sao. Mỗi ngôi sao trên bầu trời có thể chứa ít nhất một hành tinh, do vậy, có thể có hàng nghìn tỷ hành tinh, trong khi con người mới chỉ phát hiện và xác nhận được vài nghìn.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định một hành tinh có hỗ trợ sự sống hay không, ví dụ như bầu khí quyển, thành phần hóa học. Để thu hẹp tới hàng nghìn tỷ, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài yêu cầu cơ bản.
Đó là những ngôi sao tương tự như Mặt trời của Trái Đất về độ tuổi, nhiệt độ, không được quá nóng hay hoạt động quá mạnh. Đó là những ngoại hành tinh có bán kính tương tự Trái Đất và có khả năng là hành tinh đá.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xem xét khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao chủ của nó. Nếu quá gần thì nhiệt độ cao sẽ làm bốc hơi hết hơi nước trên bề mặt, nếu quá xa thì lạnh làm nước đóng băng.
Theo tờ CNN, hành tinh có thể sinh sống được cần phải ở trong vùng 'vừa phải', hay còn gọi là vùng Goldilocks, hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt của nó.
Những ước tính trước đây các nhà khoa học không đưa yếu tố nhiệt độ và năng lượng nhưng lần này họ đã đưa vào để phân tích nhờ những dữ liệu bổ sung từ sứ mệnh Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu.
Ravi Kopparapu, nhà khoa học NASA cho biết: "Chúng tôi xác định khả năng sống được dựa vào xem xét khoảng cách vật lý của một hành tinh so với ngôi sao chủ. Dữ liệu của Gaia về các ngôi sao cho phép chúng tôi cái nhìn hoàn toàn mới về các ngôi sao và hành tinh".
Hiện tại, sứ mệnh TESS của NASA được coi là người thợ săn hành tinh mới tìm kiếm các ngoại hành tinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?