Ngôi mộ cổ 2.000 năm có cả “bồn cầu xả nước và tủ lạnh” khiến ai cũng choáng
Lần lượt đào được 3 ngôi mộ cổ, dân làng đòi đốt để tránh xui xẻo, chuyên gia lao vào can ngăn: 500 triệu NDT được cứu! / Ngôi mộ cổ 2.500 năm chứa 46 thi thể cô gái phát sáng và bí ẩn đáng sợ
Cụm lăng mộ của các vị vua Hán Lương nằm trong quần thể danh thắng quốc gia Trung Quốc dãy núi Đặng Sơn Vĩnh Thành ở tỉnh Hà Nam. Trong đó, Lưu Vũ (tức Lương Hiếu vương, cháu nội Hoàng đế Lưu Bang nhà Hán, hay còn gọi là vua Lương) được chôn cất trên núi Mangdang, cao 150m. Khi bước vào danh thắng này, bạn sẽ thấy ngay một dãy giới thiệu những người nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa như Khổng Tử, Trần Thịnh, Lưu Bang, Lưu Ngô…
Cổng lăng mộ vua Lương trong khu thắng cảnh.
Người ta khai quật được 3 cung điện dưới lòng đất là lăng mộ của vua Lương, vợ ông và con trai Lưu Mãi. Lăng mộ của Lưu Mãi nằm đối diện với lăng mộ của vua Lương. Sau khi vua Lương chết, ông đã chia vương quốc Lương làm 5 phần cho 5 người con trai của mình. Lưu Mãi là con trai cả của ông, nhưng đã mất 7 năm sau đó. Ngôi mộ của ông chỉ rộng 383m2, kém xa lăng mộ của cha mình. Lý giải cho điều này có 2 nguyên nhân: Con cái không thể vượt mặt vua cha và nguồn tiền bạc không được dồi dào.
Lối vào lăng mộ Lưu Mãi.
Tuy tiền tài không bằng cha, nhưng mộ Lưu Mãi cũng như vua Lương dựa núi. Trong các lăng mộ của người Hán, phải tốn rất nhiều tiền bạc, nhân lực để đào toàn bộ ngọn núi làm hầm mộ. Kể từ khi kế vị, Lưu Mãi đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ của mình. Mặc dù lăng mộ của ông nhỏ, nhưng vẫn rất hoàn chỉnh, có lối đi vào rộng, hành lang, sảnh chính, nhà kho, phòng chứa y phục, phòng tắm, nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước. Điều gây sốc hơn nữa là khi khai quật lăng mộ, người ta phát hiện Lưu Mã được chôn cất trong một bộ đồ dát vàng ngọc, hiện bộ y phục này được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng tỉnh Hà Nam.
Bức tranh vẽ trên tường trong mộ Lưu Mãi.
Hình ảnh yến tiệc trong mộ Lưu Mãi.
Mộ của Lưu Mãi nằm trên sườn núi, cách mộ của vua Lương 2,3km. Mộ của vua Lương có diện tích hơn 600m2, tương truyền tài sản của ông nhiều vô số kể, ngọc ngà châu báu chất đầy kho. Một số lời đồn đại cho rằng, mộ của vua Lương đã bị Tào Tháo đào trộm, lấy đi rất nhiều vàng bạc châu báu, đủ để Tào Tháo nuôi quân trong 3 năm.
Lối vào lăng mộ vua Lương.
Vào mùa hè năm 144 trước Công nguyên, vua Lương đột ngột qua đời nên ngôi mộ cũng chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Những người thợ đã rạch một đường rãnh trên hành lang lối vào để làm giá đỡ cho một số lượng lớn đồ tùy táng. Mặc dù có nhiều gian phòng chưa hoàn thiện hoàn toàn cho thấy sự vội vã vào thời điểm vua Lương qua đời, nhưng hệ thống thoát nước bên trong hầm mộ được xây dựng một cách hoàn hảo.
Hệ thống thoát nước.
Việc đầu tiên cần làm trong việc tu bổ lăng mộ là sửa chữa hệ thống thoát nước. Việc thoát nước trong các hầm mộ rất quan trọng, vì nếu không giải quyết được vấn đề này, rất khó để xây dựng lại và dễ gây ra thiệt hại lớn.
Những tiện nghi trong lăng mộ của vua Lương xa hoa vượt tầm của một ngôi mộ Hoàng đế thông thường. Đặc biệt là nhà vệ sinh giống như ngày nay, nó được xây bằng đá, có bệ ngồi, trên bức tường phía sau còn có một đường ống nước giống như để xả bồn cầu. Có cả bệ tỳ tay bên trái thuận tiện cho việc đứng dậy khi đi vệ sinh.
Nhà vệ sinh có bệ ngồi.
Nhà vệ sinh này ước tính đã hơn 2.000 năm tuổi và được xem là nhà vệ sinh có hệ thống xả nước sớm nhất Trung Quốc, có lẽ là sớm nhất cả thế giới.
Trong hầm mộ của vua Lương có một hầm băng, đây là nơi mà người ta tích trữ rau, trái cây, đá viên. Thật khó có thể tưởng tượng được, người Trung Quốc cổ đại xem cái chết chính là sự tái sinh và họ chuẩn bị mọi thứ không khác gì dành cho người còn sống.
Hầm băng giống như tủ lạnh.
Vua Lương đã cho người xẻ núi, đào thành hầm mộ, đó thực sự là một công trình có quy mô không hề đơn giản vào thời xa xưa. Từ những viên đá chống trộm được khai quật, người ta có thể thấy rằng vua Lương thể hiện sự xa hoa thông qua việc xây dựng lăng mộ của mình. Mỗi tảng đá chặn ở lối đi trong lăng mộ nặng hơn 1 tấn, tổng cộng có hơn 3.000 tảng đá, trên mỗi cái đều khắc một con số. Những người thợ thủ công chặn cửa lăng mộ theo thứ tự, rồi rút lui ra dần bên ngoài.
Những khối đá nặng hàng tấn.
Việc chôn cất người sống không còn phổ biến vào thời nhà Hán. Những người thợ thủ công có thể sống sót quay trở lại. Điều này thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Những người khai quật cho biết, mộ của vua Lương là lăng mộ bằng đá lớn nhất được tìm thấy trong nước. Sự hoành tráng của ngôi mộ vua Lương cũng phần nào cho thấy công việc xây dựng thực sự rất khó khăn vào lúc đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ