Ngôi mộ công chúa 25 tuổi đội mũ phượng lộng lẫy: Chuyên gia xót xa khi đọc tâm thư người chồng để lại trong lăng!
Vua nào đánh hổ, khiến tướng nhà Đường kinh hãi run sợ? / Hậu cung nhà Đường có một chế độ thị tẩm đặc biệt khiến Hoàng đế ban đầu rất phấn khích, nhưng dần dần lại phải giả vờ bệnh để tránh né mỹ nhân
Năm 2001, khi một trường đại học ở Tây An đang mở rộng khuôn viên đã bất ngờ phát hiện một nhóm lớn các ngôi mộ cổ. Trong khu mộ cổ này có tổng cộng 182 ngôi mộ cổ, một trong những ngôi mộ được các nhà khảo cổ được các nhà khảo cổ chú ý đến nhất là lăng mộ của công chúa thời Đường.
Theo rất nhiều các thông tin khai thác được từ ngôi mộ, chủ nhân của ngôi mộ cổ này là cháu gái đời thứ 5 của Đường Cao Tổ Lý Uyên, tên là Lý Thùy, mất khi mới chỉ 25 tuổi. Trong lăng mộ của Lý Thùy, do có sự ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt, động đất, nên đồ tùy táng bị xô xệch hoặc hư hỏng nhẹ.
Song may mắn thay, ngôi mộ vẫn chưa bị bọn trộm mộ dòm ngó đến. Do đó, số lượng bảo vật khai quật trong ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn.
Ngoài rất nhiều đồ trang sức bằng vàng bạc, đồ sứ, đồ ngọc… các nhà khảo cổ học còn có một khám phá rất thú vị, đó là họ đã tìm thấy một chiếc phụng quan (mũ có hình chim phượng của hoàng hậu và các phi tần thời xưa) vô cùng lộng lẫy.
Phụng quan này đã bị chôn vùi trong vòng 1200 năm, mặc dù nhiều chi tiết kết nối đã bị hỏng và rơi ra, và nhiều bộ phận đã bị ăn mòn, nhưng toàn bộ phụng quan vẫn rất lộng lẫy.
Vào tháng 2 năm 2010, các chuyên gia từ Trung Quốc và Đức đã sử dụng các chi tiết khai quật được để từ ngôi mộ để phục chế lại phụng quan của Lý Thùy. Phụng quan được khảm tới 370 viên ngọc quý như ngọc lam, hổ phách, ngọc trai, hồng ngọc, vỏ sò, mã não, vàng bạc và tay nghề phức tạp đến mức khó có thể tưởng tượng.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là những hạt vàng được tìm thấy trên phụng quan này chỉ có 0,1 mm, chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng bằng kính hiển vi, thật khó có thể tưởng tượng được người xưa đã tạo ra chúng như thế nào. Sau khi được phục chế, phụng quan cao 42cm và nặng hơn 800 gram.
Phụng quan được phục chế lại khá hoàn chỉnh (Nguồn: Kknews)
Vào năm 2010, phụng quan đã được trưng bày lần đầu tiên với thế giới. Ngay khi được trưng bày, nó đã được đánh giá là một trong những chiếc phụng quan lộng lẫy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, đằng sau chiếc vương miện phượng hoàng lộng lẫy này là cuộc đời bất hạnh của một người phụ nữ.
Theo ghi chép lịch sử, công chúa Lý Thùy đã chết trong lúc sinh con khi đó cô chỉ mới 25 tuổi. Trong lăng mộ chồng cô viết vài dòng tâm thư: "Có một đứa trẻ đang quấn tã, nhìn mà thấy đau quặn lòng. Vùng đất hoang vu đầy cỏ dại, tương lai muôn năm, buồn biết bao". Có thể thấy, người chồng rất đau buồn về việc vợ mình lâm bồn mà qua đời, nhìn đứa con còn thơ dại mà lòng người đàn ông này như dao cắt.
Chồng của Lý Thùy là Hầu Mặc Trần, chỉ là một vị quan Thất phẩm, người chịu trách nhiệm phân loại và chỉnh lý sổ sách tại Trực Hằng Văn quán.
Với thân thế như vậy, kết hôn với người con gái có dòng dõi hoàng gia vào lúc đó bị coi như "trèo cao". Song, Lý Thùy chưa từng bận tâm về điều đó. Cô chọn kết hôn với Hầu Mặc Trần, và đã trải qua những ngày tháng thực sự bình yên và hạnh phúc.
Song niềm hạnh phúc ấy lại quá ngắn ngủi, Lý Thùy đã phải rời xa cuộc đời quá sớm để lại đứa con nhỏ cho chồng một mình chăm sóc. Những tâm sự của người chồng dành cho người vợ quá cố đã khiến cho các sử gia hiện đại không khỏi không khỏi xót xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách