Khám phá

Ngôi mộ của danh sỹ Tam Quốc ngang chức Khổng Minh: Không ai xâm phạm vì tên gọi

Trong đội ngũ quân sư Tam Quốc có một nhân vật thường được so sánh với Gia Cát Lượng. Những truyền thuyết về lăng mộ kỳ lạ cũng truyền kỳ như mưu lược của ông.

Không phải nơi chém đầu, Ngọ Môn vẫn khiến các đại thần sợ hãi: Hóa ra là để làm việc này / Người phụ nữ xây mộ chồng và con trong ngôi nhà ở Đồng Tháp: Không còn cách nào khác

Trong đội ngũ quân sư Tam Quốc có một nhân vật thường được so sánh với Gia Cát Lượng. Người này không chỉ có tài năng xuất chúng khi tại thế mà những truyền thuyết về lăng mộ sau khi ông qua đời cũng vô cùng truyền kỳ.

Người này chính là Bàng Thống – hiệu Phượng Sồ. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng lại rất ly kỳ. Bàng Thống từng là môn khách của Chu Du, tham gia nhiều chiến dịch quan trọng của Đông Ngô bao gồm trận Xích Bích. Thế nhưng sau khi Chu Du qua đời, Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng vì Tôn Quyền là người xem trọng tướng mạo, coi thường vẻ ngoài của Bàng Thống.

Ngôi mộ của danh sỹ Tam Quốc ngang chức Khổng Minh: Không ai xâm phạm vì tên gọi - Ảnh 1.

Hình tượng Bàng Thống trên phim.

Là người có chí lớn, không chịu sống cuộc đời vô danh ở Đông Ngô, Bàng Thống quyết định về dưới trướng Thục Hán. Tuy vậy ban đầu Lưu Bị cũng vẫn chưa thật sự trọng dụng mà chỉ cho ông làm một chức quan nhỏ. Phải đến khi được Gia Cát Lượng cật lực tiến cử, Bàng Thống mới được trọng thị. Dưới trướng Thục Hán, Bàng Thống đã nhanh chóng thể hiện mưu lược xuất chúng, được phong chức Quân Sư Trung Lang Tướng – chức vụ ngang bằng với Gia Cát Lượng.

Với mưu lược của bản thân, Bàng Thống vốn có vị trí cao và tiền đồ rộng mở khi theo về Lưu Bị. Thế nhưng số trời với Bàng Thống lại mười phần nghiệt ngã. Trong trận đánh Lạc Huyện, Bàng Thống đã trúng tên tử trận ở địa danh có tên Lạc Phượng Ba (đồi phượng ngã). Khi ấy chiến trận nguy cấp, Lưu Bị chỉ có thể an táng cho Bàng Thống một cách vội vàng.

Sau khi bình định đất Thục, Lưu Bị nhớ đến công lao của Bàng Thống, muốn làm tang lễ long trọng nhưng lại không muốn di rời mộ thật để thể hiện sự tôn trọng nên quyết định dựng một lăng mộ nguy nga ở ngay gần kinh đô Thục Hán, bên trong đặt mũ áo giáp trụ của Bàng Thống.

Ngôi mộ của danh sỹ Tam Quốc ngang chức Khổng Minh: Không ai xâm phạm vì tên gọi - Ảnh 2.

Mộ Bàng Thống (ảnh: sohu)

Do áo quần giáp trụ trong lăng mộ mới đều từng nhuốm máu của chủ nhân nên Lưu Bị quyết định đặt cho lăng mộ mới biệt hiệu "Huyết Mộ" (mộ máu). Những quyết định của Lưu Bị vô hình trung giúp ngôi mộ được bảo tồn đến ngày nay.

 

Một mặt, theo truyền thống Trung Quốc cổ đại thì vàng bạc chỉ cất giữ nhiều ở những ngôi mộ thật, trong khi lăng mộ chính của Bàng Thống chỉ là mộ chôn quần áo, ít có khả năng chứa kho báu.

Hơn nữa cái tên "Huyết Mộ" càng khiến danh tiếng của địa điểm này có phần rùng rợn. Các băng đảng trộm mộ xưa nay chỉ nhắm tới vàng bạc châu báu nên sẽ không chọn mục tiêu là một ngôi mộ vừa không chắc chắn có kho báu lại còn mang một cái tên kinh dị như "Huyết Mộ".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm