Khám phá

Ngủ nướng cũng do gen quyết định

Việc bạn thích đi ngủ sớm vào buổi tối và thức dậy vào lúc bình minh hay thức khuya và ngủ nướng tới tận trưa ngày hôm sau có thể phụ thuộc vào gen của bạn, theo một nghiên cứu mới của Mỹ.

Lạc đà Arập có 57% hệ gen tương đồng với người / Xét nghiệm gen để truy lùng “người tuyết”

Ngủ nướng cũng do gen quyết định

Ảnh minh họa

Các chuyên gia tin rằng, chính cấu trúc và các đặc điểm gen quyết định việc chúng ta là những người hay dậy sớm (gọi tắt là nhóm chim chiền chiện) hay thích ngủ muộn (nhóm chim cú).

Nhà di truyền học thần kinh, tiến sĩ Louis Ptacek thuộc Đại học California (Mỹ) cho rằng, việc hiểu về kiểu chronotype (tức là thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất và tinh thần, giúp chủ thể hoạt động tốt nhất) của một người có thể giúp họ sống lành mạnh hơn.

Tất cả chúng ta đều có đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Trong đó, chiếc "đồng hồ tổng" được tạo thành từ hàng ngàn tế bào thần kinh trong một cấu trúchình cánh chim nằm ở vùng dưới đồi, tại gốc não. Vùng dưới đồi điều khiển tất cả các loại chức năng cơ thể, từ sản sinh các hoóc môn tới điều tiết nhiệt độ và lượng nước hấp thụ của chúng ta. Chiếc đồng hồ này được thiết lập lại mỗi ngày bằng ánh sáng.

Bạn có thể cho rằng, vì một ngày trên Trái Đất kéo dài 24 tiếng đồng hồ nên các đồng hồ sinh học của mọi người cũng chạy theo một lịch trình tương tự. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Đó là lí do tại sao có nhóm chim chiền chiện và nhóm chim cú.

Những người thuộc nhóm chim cú cực điểm, tức là thức quá khuya, được xác định mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ. Ngược lại, những người thuộc nhóm chim chiền chiện cực điểm, tức là thức dậy quá sớm, lại mắc chứng đi ngủ sớm. Các thành viên trong gia đình họ cũng có thói quen tương tự. Tất cả được phát hiện đều có một đột biến gen khác biệt ở cùng các gen.

 

Tiến sĩ Ptacek và các cộng sự nhận thấy, đây là một đặc diểm di truyền mạnh mẽ. Nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng, gen đột biến cư trú ở gần cuối nhiễm sắc thể số 2.

Giáo sư Derk-Jan Dijk, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học Surrey (Anh), kết luận: "Nếu bạn có đồng hồ sinh học nhanh, bạn sẽ thích làm mọi việc rất sớm. Trong khi đó, nếu bạn sở hữu đồng hồ sinh học chậm, bạn có xu hướng làm mọi thứ muộn".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm