Khám phá

Người hoàn toàn khỏe mạnh, không vết thương nhưng lại đột tử: Pháp quan dùng nước vôi trong phá án, hung thủ vội vàng nhận tội!

Cách giết người của hung thủ là dựa trên một biện pháp trừng phạt tù nhân rất phổ biến ở thời cổ đại.

Những kho báu vô tiền khoáng hậu của thế giới cổ đại / Tìm thấy con tàu cổ đại và khu mộ ở thành phố dưới nước tại Ai Cập

Người khỏe mạnh chết vì bạo bệnh

Vào những năm cuối của triều đại nhà Thanh, ở bên ngoài thành Nam Xương, Giang Tây có một thương nhân họ Tôn ở Từ Khê (Chiết Giang) mở một cửa hàng kinh doanh vải.

Việc kinh doanh của ông chủ Tôn rất tốt nên sau đó ông đã thuê thêm 2 người ở địa phương khác tới phụ việc. Hai người này rất nhanh nhẹn và siêng năng, chủ tiệm Tôn rất hài lòng và coi họ như người trong gia đình.

Một ngày nọ, sau khi vợ của ông chủ Tôn có việc đi ra ngoài 2 ngày, lúc về thì phát hiện chồng đã chết ở trên giường. Hai người giúp việc đều nói không biết, có thể ông chủ đột nhiên mắc bệnh nên qua đời. Người vợ không tin chồng mình chết vì bệnh nên đã quay sang hỏi con.

Người hoàn toàn khỏe mạnh, không vết thương nhưng lại đột tử: Pháp quan dùng nước vôi trong phá án, hung thủ vội vàng nhận tội! - Ảnh 1.

Người thương nhân họ Tôn từ Chiết Giang tới Giang Tây mở một tiệm bán vải và công việc kinh doanh rất tốt. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên do cháu bé còn nhỏ, con chỉ kể lại rằng lúc tối khi cùng ăn cơm thấy bố vẫn bình thường, sáng hôm sau ngủ dậy thì bố đã mất rồi. Người vợ càng nghĩ càng cảm thấy nghi ngờ, rõ ràng trước đó chồng mình vẫn khỏe mạnh, không thể chết một cách kỳ lạ như vậy. Cuối cùng bà quyết định đi báo quan. Quan tri huyện đưa thi thể ông chủ Tôn đến công đường và tiến hành khám nghiệm cẩn thận.

Kỳ lạ là, người chết không có vết thương nào trên thân, chỉ có khuôn mặt có màu trắng vàng nhợt nhạt. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, màu sắc này là biểu hiện của đột tử. Hơn nữa, sau khi hỏi cung những người trong tiệm đều không phát hiện ra điểm gì đáng ngờ. Quan tri huyện kết luận rằng ông chủ tiệm vải chết vì phát bệnh đột ngột và tạm đình chỉ vụ án.

Đúng thời điểm này, vị danh tướng Bành Ngọc Lân tình cờ đi ngang qua Giang Tây. Vợ của người quá cố đã chặn xe của ông để báo án. Sau khi đọc tờ đơn, Bành Ngọc Lân lập tức ra lệnh cho quan huyện phải tra án lại một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.

Người hoàn toàn khỏe mạnh, không vết thương nhưng lại đột tử: Pháp quan dùng nước vôi trong phá án, hung thủ vội vàng nhận tội! - Ảnh 3.

Nhờ được chỉ dẫn, quan huyện đã tìm ra hung thủ giết nạn nhân bằng nước vôi trong. (Ảnh: Sohu)

Quan tri huyện nhận được lệnh thì vô cùng lúng túng không biết nên điều tra thế nào. Ông ta đành gửi thư cầu cứu người bạn đang là quan tri huyện của địa phương ở gần đó. Sau khi nhận thư, người này đã nhận lời tới giúp đỡ. Vị quan này là một người rất có tài trong việc khám nghiệm tử thi. Nhờ có ông ấy, nhiều vụ án giết người hóc búa đã được giải quyết.

 

Dùng nước vôi trong vạch trần thủ đoạn của hung thủ

Quả thực, sau khi khám nghiệm tử thi, người này đã kết luận: "Chủ tiệm không phải chết vì bệnh mà là bị giết. Ông ấy đã bị giết bằng một phương pháp vô hình".

Pháp quan gọi người mang một chum nước vôi trong ra và khẳng định nạn nhân đã bị trói chân tay, nhấn đầu vào một chum như thế này cho tới khi chết ngạt.

Sau đó, hung thủ dùng nước sạch rửa thi thể người chết thì sẽ không xuất hiện dấu vết tổn thương, chỉ có sắc mặt hơi trắng vàng, không khác gì chết do đột tử. Ngoài ra, dù máu của người chết thường sẽ chảy ra khi bị dúi đầu xuống nước, nhưng với cách này, bột vôi theo nước chui vào trong máu và sau khi lắng đọng sẽ khiến máu ngừng chảy.

Người hoàn toàn khỏe mạnh, không vết thương nhưng lại đột tử: Pháp quan dùng nước vôi trong phá án, hung thủ vội vàng nhận tội! - Ảnh 4.

Với lập luận sắc bén, hung thủ đã phải cúi đầu nhận tội của mình. (Ảnh: Sohu)

 

Trong trường hợp này, nếu chỉ khám nghiệm tử thi bên ngoài, pháp y rất dễ bị nhầm lẫn nguyên nhân tử vong của người chết. Pháp y muốn biết được nguyên nhân, chỉ có cách giám định bên trong mới tìm ra sự thật. Thủ phạm dùng thủ đoạn này để ngụy tạo giết người, chẳng trách, người pháp y ban đầu đã đưa ra kết luận sai.

Theo vị quan tri huyện này, phán đoán của ông là dựa trên những ghi chép trong cuốn "Tẩy oan tập lục" của Tống Từ. Trong đó, Tống đề hình đã từng nhắc tới hình thức tra tấn man rợ có tên gọi là "Trầm hà", cũng chính là cách mà hung thủ đã dùng để giết ông chủ tiệm vải. Biện pháp tra tấn này ra đời vào những năm 580 trước Công Nguyên, tức khoảng những năm Lỗ Thành công, vị vua nước Lỗ trị vì.

Đồng thời, Tống Từ cũng ghi lại chi tiết cách phân biệt giữa người bị bệnh đột tử và người bị giết rồi được ngụy tạo bằng chứng. Sau khi nghe những điều này, quan huyện đã khám nghiệm thi thể một lần nữa và phát hiện rằng trong não người chết có vô số vôi bột.

Dựa trên những kết quả đã thu được, quan tri huyện đã bắt giữ 2 người giúp việc và đưa về tra khảo. Sau đó, hai người này đã nhận tội, chính chúng là những kẻ đã giết chủ tiệm với mục đích cướp tiền của. Cuối cùng, quan huyện đã ra lệnh tạm giam chúng vào ngục để chờ tới ngày xử trảm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm