Khám phá

Nguyên bản khủng khiếp của những câu chuyện cổ tích nổi tiếng

Các phiên bản cổ xưa của những câu chuyện cổ tích kinh điển trong các bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi của hãng Walt Disney thường rất “khủng khiếp”.

Cổ vật ẩn giấu trong tượng cổ / Tìm thấy bằng chứng cho thấy Chúa Jesus thật sự đã bị chết do bị đóng đinh

Truyện cổ tích ngày nay là dành cho trẻ em, nội dung cốt truyện mang tính chất giáo dục trẻ nhỏ, giúp các em hiểu được các giá trị đạo đức, biết phân biệt được cái thiện - cái ác, người tốt - kẻ xấu.

Thực tế, những điều này thường có trong các bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi của hãng Walt Disney, vì các phiên bản cổ xưa hơn của những câu chuyện kinh điển này thường rất “khủng khiếp”.

“Cha đẻ” của những câu chuyện cổ tích là ai?

Nếu bạn nghĩ rằng các câu chuyện cổ tích đều là do hãng Disney sáng tác ra, vậy thì bạn lầm to rồi. Trên thực tế, ngay cả nhà văn người Pháp Charles Perrault (1628-1703) và anh em nhà Grimm (1785-1863) cũng không phải là “cha đẻ” thực sự của những câu chuyện cổ tích mà chúng ta biết đến ngày nay.

Ảnh minh họa.

Ví dụ câu chuyện “Cô bé lọ lem”, phiên bản sớm nhất từng được ghi nhận là vào thế kỉ thứ 9 trước Công nguyên tại Trung Quốc. Nhưng cho đến tận năm 1634, câu chuyện này mới đến châu Âu, sau đó được nhà văn người Ý Giambattista Basile (1566-1632) viết lại.

Những câu chuyện cổ tích thường bắt nguồn từ các tích cổ được truyền miệng trong nhân gian. Vào thời đại của Perrault, chúng trở nên rất phổ biến tại châu Âu. Lần đầu tiên những câu chuyện này được viết thành văn bản là trong bộ sưu tập truyện cổ tích Pentamerone của Basile. Vì vậy ông thường được xem là “cha đẻ” của các câu chuyện cổ tích. Ngoài ra, trong bộ sưu tập này của ông còn có phiên bản đầu tiên của các truyện “Công chúa ngủ trong rừng”, “Cô bé quàng khăn đỏ” và “Mèo đi hia”.

Tuy nhiên, Charles Perrault, Hans Christian Andersen và anh em nhà Grimm lại được xem là tác giả thực sự của các câu chuyện này, bởi vì họ đã viết lại theo cách riêng của mình, sao cho phù hợp hơn với các độc giả nhỏ tuổi.

Bạn có biết thật ra trong câu chuyện Cô bé lọ lem có một bí mật nhỏ đã được giấu đi không? Thật sự thì Công chúa ngủ trong rừng đã được đánh thức như thế nào? Cái giá mà Nàng tiên cá đã phải trả để có được đôi chân là gì? Hoàng hậu độc ác trong câu chuyện nàng Bạch Tuyết đã có kết cục ra sao?... Vâng, bạn sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi này qua những điều được nhà văn người Pháp Julie Jacquet tiết lộ sau đây...

Truyện “Cô bé lọ lem”

 

Cô bé lọ lem thật sự rất khác xa với Cô bé lọ lem mà chúng ta đã từng được nghe kể trong các bộ phim hoạt hình của Disney. Trong phiên bản của nhà văn người Ý Basile được in trong tập truyện Pentamerone năm 1634, Cô bé lọ lem tên thật là Zezolla. Sau khi mẹ qua đời, Zezolla muốn cha kết hôn với người nữ quản gia mà cô yêu quý.

Nhưng đáng tiếc, cha cô lại chọn kết hôn với một người phụ nữ khác. Nữ quản gia, vì không chịu từ bỏ ý tưởng “muốn được trèo cao” nên đã cùng Zezolla lên kế hoạch giết bà mẹ kế. Cô gái nhỏ liều lĩnh và thiếu thận trọng này đã nhờ mẹ kế của mình lấy quần áo trong hòm và khi bà ta cúi đầu xuống để lấy quần áo, Zezolla đã nhanh chóng đóng nắp rương lại thật mạnh để làm gãy cổ bà ta, cuối cùng bà mẹ kế chết thảm.

Điều mà Zezolla không lường trước được là, bà quản gia cùng 6 cô con gái của bà thậm chí còn nguy hiểm hơn bà mẹ kế đã chết. Sau khi giết được mẹ kế và mai mối cho bà quản gia lấy cha mình, Zezolla không những không được gì mà còn bị bắt làm người hầu trong nhà, họ gọi cô là “Cat Cendrillon”, nghĩa là “người ngủ trong đống tro”.

Mỗi khi người cha đi xa, ông ta luôn hỏi các cô con gái của mình muốn món quà lưu niệm nào. Zezolla không quan tâm đến các món đồ có giá trị lớn mà người cha đề nghị, cô chỉ cầu xin các nàng tiên gửi cho mình vài thứ nhỏ nhặt. Cuối cùng cô nhận được một cây chà là. Bạn đã nghĩ, chả có gì liên quan phải không, nhưng vào một ngày nọ, có một nàng tiên đã chui ra từ cây chà là và ban cho Zezolla một điều ước. Sau đó, cô ấy đã ước được ra khỏi nhà mà không để ai biết.

Tiếp theo, Zezolla đã đi đến vũ hội, nơi cô ấy gặp được nhà vua và rồi hai người yêu nhau. Cách duy nhất để ông ta có thể gặp được cô là tổ chức thêm một buổi vũ hội khác cùng với chiếc giày mà cô đã đánh rơi. Perrault và thậm chí ngay cả Basile cũng đã lựa chọn bỏ đi chi tiết “khủng khiếp” trong phần tiếp theo của câu chuyện này. Và bạn sẽ hiểu, vì sao họ lại làm như vậy.

 

Tranh minh họa cho các câu chuyện cổ tích.

Trong các phiên bản cổ, bà mẹ kế đã cắt ngón chân và gọt gót chân các cô con gái của bà ta để họ có thể đi vừa chiếc giày. Và trong chuyện cổ tích “Aschenputtel” của anh em nhà Grimm thì chính hai người chị của Zezolla đã tự chặt ngón chân và gót chân của mình để thử giày. Nhưng nhờ các chú chim sẻ nhỏ của Zezolla báo tin mà nhà vua biết được sự thật. Kết thúc câu chuyện, Zezolla cùng nhà vua kết hôn với nhau, trong ngày cưới, hai cô chị xấu xa đã bị những con chim này tấn công và mổ mù hai mắt.

Ý nghĩa của câu chuyện này vẫn giữ nguyên: kẻ xấu thì luôn phải trả giá cho những tội ác mà họ đã gây ra. Nhưng trong câu chuyện của mình, nhà văn Perrault đã thêm vào vài chi tiết mang yếu tố thần tiên, huyền ảo như quả bí ngô ma thuật, bà tiên đỡ đầu, đôi giày thủy tinh... Do vậy, hãy tưởng tượng thử xem, bạn sẽ thấy thế nào nếu nhìn thấy một đôi chân bị cắt xén đẫm máu trong một đôi giày thủy tinh. May mắn thay, trong bộ phim của mình, Walt Disney đã lựa chọn bỏ qua chi tiết này.

Người đẹp ngủ trong rừng

Bản gốc của truyện “Công chúa ngủ trong rừng” cho đến nay vẫn được đánh giá là phiên bản “khủng khiếp” nhất, có thể gọi đây là một bộ phim kinh dị. Câu chuyện này cũng xuất hiện trong tập truyện Pentamerone, dưới tên gọi “Mặt trời, mặt trăng và Talia”. Câu chuyện bắt đầu với sự ra đời của Talia, cô rất đẹp nhưng do ma thuật nên khi lớn lên, Talia đã rơi vào giấc ngủ sâu khi ngón tay cô bị một chiếc gai đâm vào.

Vì quá đau lòng nên cha của Talia đã để thi thể cô lại trong lâu đài rồi sau đó ông cũng ra đi mãi mãi. Rồi một hoàng tử đẹp trai đã đi đến lâu đài và giây phút lãng mạn giữa hoàng tử và công chúa đã diễn ra. Nhưng trong phiên bản của Basile, câu chuyện lại được kể theo một cách khác.

 

Trong lúc nhà vua đang đi tìm con chim ưng bị mất của mình, ông ta đã tình cờ phát hiện ra Talia. Trái ngược với những phiên bản khác, nhà vua trong truyện đã kết hôn. Bị quyến rũ bởi nhan sắc của người đẹp, ông ta đã cưỡng hiếp cô sau đó lặng lẽ cưỡi ngựa trắng bỏ đi.

Trước đây, người cha của Talia đã làm mọi cách để đánh thức cô nhưng đều vô vọng. Sau khi bị nhà vua cưỡng hiếp, một thời gian sau Talia đã mang thai và sinh đôi, hai đứa trẻ có tên là “Mặt trời” và “Mặt trăng”. Vì tìm kiếm sữa mẹ nên chúng đã không ngừng mút ngón tay nàng, làm cái gai rơi ra, nhờ đó, nàng tỉnh dậy. Câu chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc. Nhà vua đột nhiên nhớ về Talia và ông ta quyết định quay trở lại tìm nàng. Đến lâu đài, ông ta nhìn thấy Talia đã tỉnh lại cùng với sự xuất hiện của hai đứa trẻ.

Vợ của nhà vua, sau khi biết chuyện chồng mình ngoại tình đã ra lệnh giết chết hai đứa trẻ. May thay, bác đầu bếp nhân hậu đã quyết định cứu sống hai đứa trẻ. Đến lượt Talia, bà hoàng hậu định ném cô vào đống lửa. Nhà vua biết chuyện nên đã đến cứu Talia, sau đó ông ta thiêu sống hoàng hậu.

Perrault cũng cho thêm các yếu tố thần tiên trong câu chuyện của Basile: nhà vua bạc tình đã trở thành một chàng hoàng tử độc thân khôi ngô. Bà hoàng hậu độc ác lại trở thành mẹ của hoàng tử và bà ta cũng cố gắng ăn thịt hai đứa trẻ. Dù biết mẹ mình là kẻ ăn thịt người và bà ta cũng muốn ăn luôn những đứa cháu của mình, hoàng tử vẫn đi vào lâu đài. Đến hồi kết, hoàng tử quay về đúng lúc và kịp ngăn cản mẹ mình ném công chúa xinh đẹp vào hố rắn. Vâng, chúng ta đang nghe kể về một câu chuyện cổ tích.

Nhưng có lẽ phiên bản truyện “Công chúa ngủ trong rừng” này sát với thực tế hơn so với phiên bản chuyện của thế kỉ 21, câu chuyện với chàng hoàng tử độc thân khôi ngô tuấn tú mà ai cũng ao ước.

 

Truyện “Nàng tiên cá”

Vào năm 1837, đại văn hào người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã viết câu chuyện cổ tích “Nàng tiên cá”. Trong phiên bản truyện của Andersen, Nàng tiên cá đã không thực hiện được giấc mơ của mình, khi chết, nàng đã tan thành bọt biểín. Đây là thực tế đáng buồn và đầy cay đắng đối với nàng tiên cá bé nhỏ, cô luôn yêu thích con người và hi vọng linh hồn cô sau này sẽ được bất diệt trên thiên đàng. Vậy nên cô mong muốn từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển để thoát khỏi số phận người cá của mình.

Bà nội giải thích rằng cách duy nhất để có được linh hồn là nàng phải dành được tình yêu của một người đàn ông và người đó phải yêu sâu đậm, kết hôn cùng nàng. Vì vậy, Nàng tiên cá trong truyện của Andersen đã đến gặp Phù thủy biển (Ursula). Bà phù thủy đưa ra một thỏa thuận với nàng, bà ta sẽ giúp nàng thuận lợi bơi vào bờ trước khi mặt trời lặn và biến chiếc đuôi cá thành đôi chân để nàng có thể đi lại trên đất liền.

Nhưng đổi lại, nàng sẽ phải trả một cái giá rất đắt nếu muốn có được đôi chân. Bà phù thủy nói rằng nàng sẽ phải chịu tổn thương, sẽ cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người. Rồi nàng sẽ trở thành người con gái xinh đẹp và duyên dáng nhất trong thế giới loài người, nhưng mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc. Ursula đã nói với Nàng tiên cá rằng: “Nếu cô đồng ý tất cả điều này, ta sẽ giúp cô”.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bà phù thủy còn muốn thêm một điều nữa, để có được đôi chân, Nàng tiên cá phải đưa lưỡi của mình cho mụ và tự tay nàng phải cắt lưỡi ngay tại chỗ. Nàng tiên cá đồng ý và điều ước được thực hiện, nàng trở thành cô gái đẹp nhất thế giới. Sau đó, Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng hoàng tử, nàng cảm thấy rất vui và hạnh phúc dù mỗi lần chân chạm đất, nàng sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn.

 

Và tất cả đều trở nên vô nghĩa khi mà cuối cùng hoàng tử lại kết hôn cùng một người con gái khác. Do vậy, Nàng tiên cá sẽ phải chết đi ngay khi bình minh tới. Để cố gắng cứu em, các chị của Nàng tiên cá đã làm giao dịch với Phù thủy biển: đánh đổi mạng sống của hoàng tử để cứu lấy nàng. Để không chết, nàng sẽ phải đâm chết hoàng tử nhưng cuối cùng nàng tiên cá cũng không đủ can đảm để đâm chết người mình yêu. Tóm lại, đây là một câu chuyện với các yếu tố bi thảm và kết thúc không có hậu, khác với những gì chúng ta biết hiện nay.

Truyện “Nàng Bạch Tuyết”

Anh em nhà Grimm đã sưu tầm phiên bản truyện “Nàng Bạch Tuyết” của Giambattissa Basile và viết lại vào năm 1812. Câu chuyện cổ tích này khi đó mang tên “Người hầu trẻ của anh em nhà Grimm và nàng Bạch Tuyết”.

Hoàng hậu độc ác, mẹ kế của Bạch Tuyết trong truyện của Disney, thật ra trong phiên bản của anh em nhà Grimm là mẹ ruột của nàng. Về sau, câu chuyện đã được thay đổi để trở nên phù hợp hơn với quan niệm đạo đức, nhân vật bà mẹ ruột trong truyện được thay thế bằng bà mẹ kế để làm giảm sự độc ác. Trong bản thảo truyện của anh em nhà Grimm có giải thích thêm, bà mẹ của Bạch Tuyết dường như cũng là kẻ thích ăn thịt người.

Bà ta đã kêu một người thợ săn đưa nàng vào rừng và đâm chết nàng. Nhưng không dừng lại ở đó, bà ta còn yêu cầu bằng chứng cho cái chết của con gái mình: hai lá phổi và một lá gan... để bà ta nấu lên và thưởng thức.

 

May mắn thay, một con heo rừng chạy ngang qua và người thợ săn đã quyết định giết nó để lấy phổi và gan đem về cho bà hoàng hậu độc ác. Bà ta không biết người thợ săn đã làm trái lệnh nên ăn và nghĩ rằng đang ăn nội tạng của con gái mình.

Kết thúc câu chuyện, Bạch Tuyết xinh đẹp kết hôn với cùng hoàng tử rồi quay về trả thù hoàng hậu. Nàng ấy đã bắt bà ta phải nhảy trên đôi giày được nung đỏ lửa cho đến khi chết trong đau đớn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm