Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến giữa 70 vạn quân của Viên Thiệu với 7 vạn quân của Tào Tháo
Tam quốc diễn nghĩa: Giết oan công thần này Tào Tháo cả đời mang vết đen không thể gột rửa / Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Tào Tháo đây mới là nhân vật từ chối ngôi vua
Kết quả của trận chiến Quan Độ thì ai cũng biết, sau trận chiến Tào Tháo đã tiêu diệt gần như hoàn toàn quân số của đối thủ lớn nhất Viên Thiệu, tiến tới đánh bại nốt các thế lực chống đối ở Trung Nguyên, tạo điều kiện xây dựng nên nhà Tào Ngụy đồng thời chấm dứt thời kì Tiền Tam quốc. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó thì ít người biết đến.
Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn đến chiến sự Quan Độ
Nguyên nhân sâu xa của trận Quan Độ là giải quyết cuộc tranh chấp từ lâu giữa 2 thế lực quân sự mạnh nhất thời kì Tiền Tam quốc là Viên Thiệu và Tào Tháo.
Trong khi Tào Tháo đánh dẹp các chư hầu phía nam và phía đông thì Viên Thiệu cũng tập trung tiêu diệt Công Tôn Toản ở Bình Nguyên, thôn tính U châu, Thanh châu và Tinh châu. Làm chủ địa bàn rộng lớn, có nhiều quân sĩ và hào kiệt, Viên Thiệu trở thành thế lực mạnh mẽ ở phía bắc mà Tào Tháo chưa từng dám đối địch khi mới đến Hứa Xương. Ngay từ niên hiệu Sơ Bình (năm 190), Viên Thiệu đã từng nói: “Ta đóng giữ Hoàng Hà ở phía Nam, khống chế Yên, Đại ở phía Bắc, rồi sau đó sẽ chỉ huy tướng sĩ ở phía Bắc đại hà, tiến xuống phía Nam để giành thiên hạ”.
Năm 199, Lưu Bị sau thời gian nương nhờ Tào Tháo lấy cớ tiêu diệt Viên Thuật rồi bỏ đi. Sau khi tiêu diệt được Viên Thuật, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi thất tán mỗi người một nơi. Quan Vũ tạm hàng Tào Tháo. Lưu Bị thì nương nhờ Viên Thiệu, xui Viên Thiệu tấn công Tào Tháo. Viên Thiệu cũng muốn nhân dịp tiêu diệt lực lượng của Tào Tháo đã mạnh lên nhiều và trở thành địch thủ lớn nhất.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung mô tả trận Quan Độ từ hồi thứ 28 và hồi thứ 30. Quá trình diễn biến trận Quan Độ được Tam quốc diễn nghĩa tường thuật hơi khác một số tình tiết trong lịch sử.
Tam quốc diễn nghĩa mô tả Viên Thiệu có 70 vạn quân, còn Tào Tháo chỉ có 7 vạn quân trong trận này. Còn sử sách không nói rõ quân số của hai bên, chỉ đề cập tới quân số của Viên Thiệu đông hơn nhiều so với Tào Tháo.
Ý nghĩa của trận Quan Độ
Sau khi đại bại ở trận Quan Độ, Viên Thiệu suy sụp, ốm nặng rồi qua đời năm 202. Các con Viên Thiệu là Viên Đàm (con cả) và Viên Thượng (con út) tranh giành quyền thừa kế. Viên Thượng tự lập làm Châu mục Ký châu kiêm đốc Ký U Tinh Thanh tứ châu quân sự. Viên Đàm tự xưng là Xa kỵ tướng quân.
Hai anh em bất hòa nhưng vẫn liên minh chống Tào Tháo. Viên Đàm đóng ở Lê Dương, Viên Thượng giữ Nghiệp Thành. Năm 203, Tào Tháo sau nhiều tháng đánh Ký châu không được, bèn nghe lời Quách Gia rút quân về nam cho họ Viên đánh lẫn nhau.
Quả nhiên khi quân Tào rút lui, anh em họ Viên lại xung đột. Viên Thượng giao cho Thẩm Phối giữ Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu), còn mình mang quân đánh Thanh châu. Viên Đàm thua trận, bị Viên Thượng truy kích đến Bình Nguyên – thủ huyện của Thanh châu.
Đầu năm 204 Tào Tháo khởi đại binh đến đánh Nghiệp Thành.
Có thể thấy, trận Quan Độ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của Tào Tháo, trận thắng này đánh dấu sự suy yếu và từ đó đi tới chấm dứt hoàn toàn quyền lực của tập đoàn Viên Thiệu, mở đường cho Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc, chiếm thế thượng phong trong cục diện “quần hùng tranh thực” khi đó.
Trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ bản kỷ chép:
“Đời vua Hoàn Đế, sao Hoàng tinh mọc sáng giữa ranh giới hai nước Tống, Sở. Ân Quỳ, một nhà thiên văn ở đất Liêu Đông đoán rằng: năm mươi năm về sau tất sẽ có Chân Nhân khởi nghiệp tại vùng Lương Bái, sức mạnh như sấm sét. Quả nhiên đúng 50 năm, thì Tào phá Viên Thiệu, thế lớn chẳng ai bằng”.
Vậy là thuận theo sự diễn biến của bánh xe lịch sử, của thời thế, Tào Tháo sẽ trở thành một ngôi sao nổi lên giữa bầu trời đêm như một định mệnh đã được dự báo từ trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
CLIP: Cười "ngả nghiêng" với màn đấm bốc giữa người và Kangaroo