Nhà tình báo huyền thoại của quân đội Việt Nam, từng làm cho phía đối địch phải thán phục
Danh tính người Việt Nam đầu tiên đến Mỹ, bất ngờ nghề nghiệp ở xứ người và cuộc sống sau này / Sự thật về trăm họ của người Việt Nam, vì sao cứ 3 người Việt sẽ có 1 người mang họ Nguyễn?
Năm 1947, ông xin vào quân ngũ, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, công tác tại thị đội thị xã Thái Bình và được kết nạp Đảng ngày 20/6/1947. Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép, trở thành một trong các đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chủ trì.
Tại cuộc Hội nghị, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao phó: “Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì”.
Nhờ có tài trí hơn người cùng lòng ham học hỏi, nghiên cứu, Vũ Ngọc Nhạ đã nắm bắt rõ mọi vấn đề về quân sự, kinh tế, tôn giáo, ngoại giao. Ông được tổ chức chỉ đạo Nam tiến, trở thành cố vấn thân cận cho giới lãnh đạo trong chính quyền Thiệu - Kỳ.
Từ Dinh Độc Lập, Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo A22 với những cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Sau đó, ông phải trải qua một thời gian bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam.
Tuy nhiên, với sự mưu trí và dũng cảm sẵn có, ông thực hiện thành công kế hoạch “chui sâu, luồn cao” và trở thành một nhân vật rất được gia đình họ Ngô tín nhiệm, giữ vai trò cố vấn của Ngô Đình Diệm.
Đến khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính và sát hại, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận thành công với những nhóm cầm quyền mới ở Sài Gòn và tiếp tục trở thành cố vấn của hai đời tổng thống tiếp theo là Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh (những người nắm giữ vai trò cao nhất trên chính trường Sài Gòn).
Cũng từ đó, Vũ Ngọc Nhạ đã lấy được hàng loạt tài liệu chiến lược, sách lược tuyệt mật: Kế hoạch “Xây dựng ấp chiến lược”, “Kế hoạch Stalay Taylor” thời Diệm, “Kế hoạch bình định nông thôn”, “Kế hoạch Phượng Hoàng”, “Kế hoạch đổ quân của Mỹ”, “Sách lược chiến tranh đặc biệt” thời Thiệu,.. giúp Đảng kịp thời có đối sách lãnh đạo đường lối đấu tranh hiệu quả.
Suốt những năm tháng làm tình báo, ông đã trải qua rất nhiều khó khăn, hiểm nguy nhưng chưa một lần nản lòng. Được biết, ông từng sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn, ăn cùng bàn với kẻ thù. Thậm chí, Vũ Ngọc Nhạ còn suốt ngày nghe kẻ thù chửi Cách mạng, chửi Cộng sản. Vậy nên, chỉ cần ông thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ.
Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ từng cho biết: “Để giữ kín được danh tính, suốt mấy chục năm hoạt động trong lòng địch tôi đã phải đổi tên đổi họ mai danh ẩn tích. Đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tin chắc là tôi đã chết từ lâu.
Có người còn nghi ngờ tôi đi theo địch. Vì vậy, điểm mấu chốt của người tình báo là phải tuyệt đối trung thành với anh em và phải bọc mình cho kín. Rất căng thẳng, căng thẳng 24/24 giờ mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa”.
Đổi lại, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ và cộng sự của mình trong mạng lưới tình báo A22 đã làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam
Trong bộ hồ sơ thu được tại Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia ngụy quyền Sài Gòn, có đoạn chính khách cao cấp Mỹ - ngụy khen ngợi Vũ Ngọc Nhạ hết lời: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ đứng đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc.
Cụm phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà cảnh sát quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh”.
Nhờ có những chiến công xuất sắc, năm 1975, ông tiếp tục công tác tại Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, mãi đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết “Ông cố vấn - hồ sơ một điệp viên” của nhà văn Hữu Mai xuất bản, thân thế và sự nghiệp của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ mới được công chúng biết tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái