Những hình gây ảo giác kỳ lạ khiến người xem buồn nôn
Sự thật về việc đánh giá tình trạng thần kinh bằng ảo ảnh thị giác / Tại sao lại có hiện tượng ảo ảnh trên biển?
![]() |
Hình ảo giác các con rắn đang xoay cuộn mình của giáo sưKitaoka. Ảnh: Carters News Agency |
Những bức hình ảo giác kỳ lạ của giáo sư Akiyoshi Kitaoka thuộc Đại học Ritsumseikan (Kyoto, Nhật) ra đời từ sở thích của ông đối với cách diễn dịch các tín hiệu từ đôi mắt của bộ não. Cựu chuyên gia tâm lý học động vật 52 tuổi này đã quyết định tập trung vào các ảo giác thị giác sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của chúng ở khỉ.
Ông Kitaoka đã dành hơn 1 thập niên qua để xây dựng bộ sưu tập hình ảo giác của mình bằng cách tự sáng tác hoặc phát triển các mẫu hình đã có. Chẳng hạn như, năm 2003, ông đã sáng tác hình ảo giác các con rắn đang cuộn tròn kèm với cảnh báo nó có thể tạo cảm giác buồn nôn ở một số người xem.
Các bức hình của ông Kitaoka tạo ảo giác mạnh đến mức chúng đều được đăng tải kèm khuyến cáo có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và thậm chí động kinh ở người xem.
Vị giáo sư Nhật khuyến nghị, nếu bắt đầu cảm thấy chao đảo hoặc phát bệnh khi xem hình ảo giác, bạn không nên nhắm hoàn toàn cả hai mắt ngay lập tức. Thay vào đó, bạn nên che một mắt và nhìn đi chỗ khác. Điều này được lí giải vì, các ảo giác có thể trở nên mạnh mẽ hơn với hiệu ứng nghiêm trọng hơn khi bạn nhắm chặt cả 2 mắt.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một số bức nổi bật trong bộ sưu tập hình ảo giác của giáo sư Kitaoka và tự rút ra đánh giá của chính bạn:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao trong tự nhiên, động vật ăn cỏ thường béo và có thân hình to lớn hơn động vật ăn thịt?
CLIP: Đụng độ nhện độc khổng lồ, ong bắp cày nhận cái kết khó tin
CLIP: Rùng mình trước cảnh 2 người đàn ông dùng tay bắn rắn khổng lồ
Kho vàng khổng lồ với hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới
Top 10 loài động vật thông minh nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí của chó
CLIP: Đụng độ, diều ăn rắn và chim ô tác lao vào đánh nhau túi bụi