Những lễ hội ấn tượng và kinh dị nhất châu Á
Lên đỉnh Lùng Cúng ngắm mặt trời / Éo le đời cung nữ sống thử: Phải "kiểm tra" phò mã, thành công hay thất bại đều chịu khổ
Lễ hội bùn, Hàn Quốc
Lễ hội bùn Boryeong là lễ hội hằng năm diễn ra vào mùa hè ở Boryeong, một thị trấn cách Seoul, Hàn Quốc khoảng 200 km về phía nam. Lễ hội bùn đầu tiên được tổ chức vào năm 1998 và đến năm 2007, lễ hội đã thu hút 2,2 triệu du khách đến Boryeong.
Tại lễ hội này, người ta dùng bùn được lấy từ các bãi bùn Boryeong và được chở đến khu vực bãi biển Daecheon để những người tham gia lễ hội bôi, trát lên người nhau. Lễ hội ban đầu được tổ chức như một phương tiện tiếp thị cho mỹ phẩm bùn Boryeong.
Lễ hội Thaipusam, Malaysia
Diễn ra vào tháng Tamil theo lịch Thái, khoảng đầu tháng 2 hằng năm, lễ hội Thaipusam ở Malaysia được đánh giá là lễ hội khủng khiếp nhất trong năm. Nếu bạn du du lịch Malaysia - Singapore vào dịp này, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc từ kinh sợ, rùng rợn sau đó là thán phục.
Lễ hội nhằm tôn vinh thần Murugan, vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh, chống lại cái ác theo đạo Hindu. Thường có hơn 1 triệu tín đồ Hindu tập trung trước đền Batu để tham gia lễ hội này.
Điều đặc biệt của lễ hội Thaipusam là màn hành xác rùng rợn, xiên vật sắc nhọn trên cơ thể, móc sắt móc vào da, đi trên đinh… Những người tham gia hầu như không có cảm giác về sự đau đớn. Họ tin rằng đây là cách để minh chứng sự trong sạch, niềm tin cũng như rửa sạch tội lỗi của bản thân.
Lễ hội Holi, Ấn Độ
Lễ hội Holi
Holi là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Ấn Độ, còn được gọi là lễ hội của màu sắc. Với sự khởi đầu của mùa xuân, cả đất nước sẽ thấm đẫm mọi thứ rực rỡ và tươi đẹp. Trong lễ hội Holi, người ta dùng súng nước phun màu lên khắp mọi người, mọi nơi.
Lễ hội Phuket, Thái Lan
Trong lễ hội có một số nghi lễ rất khủng khiếp chắc chắn không dành cho những người yếu tim. Nhiều người đàn ông và phụ nữ chọc thủng má bằng những vật sắc nhọn, bao gồm dao và xiên. Người ta tin rằng các vị thần sẽ bảo vệ họ khỏi bị tổn hại, không bị chảy máu cũng như không để lại sẹo.
Lễ hội Ati-Atihan, Philippines
Lễ hội Ati-Atihan được người dân Kalibo đảo Panay, Philippines tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 1, để tôn vinh đức chúa hài đồng Santo Nino - vị thần hộ mệnh cho cả nước.
Trong lễ hội, họ vẽ mặt mình thành màu đen, mặc những bộ quần áo trang trí rất sặc sỡ cũng như tổ chức ca hát nhảy múa nhằm thể hiện lòng biết ơn vì đã được cung cấp đồ ăn và đất đai để sinh sống.
Lễ Nyepi, Indonesia
Lễ Nyepi chính là những ngày nghỉ thiêng liêng của người dân Bali, Indonesia. Thiền định là phong tục chính diễn ra suốt trong 24h của lễ Nyepi, sau đó những người dân sẽ mang đốt hết những bức tượng quỷ lớn Ogoh Ogoh, để diệt các vong linh xấu xa cũng như đi trên than nóng đỏ để xua đuổi những điều xấu.
Thời gian này, người dân sẽ không ra đường, không gây ồn, không phương tiện đi lại, không internet, không hàng quán… Họ quan niệm rằng: khi những ác thần tìm đến, chúng sẽ không tìm thấy sự sống và cho rằng ngôi làng đã chết mà bỏ đi nơi khác, để lại một hòn đảo Bali yên bình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán