Khám phá

Những loài động vật khủng khiếp nhất mà người tiền sử từng phải đối mặt

Lịch sử tiến hóa từng chứng kiến sự xuất và tuyệt chủng của vô số những loài sinh vật hùng mạnh, từ khủng long trên đất liền cho đến những loài thủy quái trong lòng đại dương.

Mổ bụng cá sấu 'quái vật', phát hiện lời giải cho nhiều vụ mất tích / Giả thuyết điên rồ: Quái vật hồ Loch Ness chỉ là 'cái ấy' của cá voi?

Con người tuy là một loài còn non trẻ nhưng cũng đã phải đối mặt với rất nhiều loài sinh vật đáng sợ. Sau đây là những loài sinh vật khủng khiếp nhất mà người tiền sử đã từng phải đối mặt. Có lẽ sau khi xem xong thì bạn sẽ cảm thấy may mắn vì chúng không còn sống đến ngày hôm nay đấy.

Voi Mammoth Columbia

Thời điểm tuyệt chủng: 11.500 năm trước

Khu vực sinh sống: Mỹ và Mexico

Top 10 loài động vật khủng khiếp nhất mà người tiền sử từng phải đối mặt - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Voi Mammoth thì chắc là mấy bạn cũng biết rồi. Chúng to đùng, có bộ lông dài và một cặp ngà to lớn. Chúng xuất hiện trong nhiều tranh ảnh, phim tài liệu, phim điện ảnh. Tuy nhiên ở đây chúng ta đang nói đến voi Mammoth Columbia, chúng là họ hàng của voi Mammoth lông dài nhưng còn to lớn hơn nữa.

Một con Mammoth Columbia có thể cao từ 3,7 đến 4,2m, nặng từ 5,5 đến 11 tấn. Ngà của chúng dài trung bình 3,7m to nhất trong họ nhà voi và cực kỳ khỏe, dùng để xử lý bất kỳ con thú ăn thịt nào dám bén mảng lại gần. Đương nhiên cả người tiền sử nữa.

Lười đất

Thời điểm tuyệt chủng: 4200 năm trước

Khu vực sinh sống: Nam Mỹ

 

Lười là một loài sinh vật đáng yêu vô hại. Megatherium cũng là một giống lười, nhưng nó không như mấy con lười chậm chạp dễ bắt nạt mà bạn thường thấy đâu. Megatherium cũng không sống trên cây, vì chẳng có cái cây nào chịu được cơ thể khổng lồ của nó cả.

Megatherium có một số phân loài, loài nhỏ nhất thì cũng to bằng con tê giác, còn to nhất thì có thể nặng đến 4-5 tấn khi trưởng thành, tương đương voi Châu Phi hiện đại. Chúng có thể cao đến 6m, tương đương hươu cao cổ khi đứng bằng 2 chân. Ngoài ra, chúng còn có một bộ vuốt siêu bự dùng để vả vêu mồm bất cứ loài ăn thịt nào. Loài lười đất cuối cùng đã sống yên bình trên những hòn đảo vùng biển Caribbean, cho đến khoảng 4200 năm trước, khi "loài mà con gì cũng phải sợ" đặt chân đến và vẽ một dấu chấm hết cho những con lười đi trên mặt đất.

Đười ươi Gigantopithecus

Thời điểm tuyệt chủng: 100.000 năm trước

Khu vực sinh sống: Chủ yếu ở Đông Nam Á

 

Gigantopithecus có họ hàng gần gũi với bọn đười ươi hiện đại nhưng to hơn rất nhiều. Chúng có thể cao 3m, nặng đến nửa tấn và là loài linh trưởng khủng nhất từng dạo bước trên Trái Đất. Nếu bạn cần một hình tượng rõ ràng hơn để hình dung về kích thước của một con Gigantopithecus thì cứ xem con đười ươi khổng lồ dễ mến trong The Jungle Book nhé. Nhưng cái đó là trong phim thôi, ai mà biết một con thú to đùng như thế có thể làm gì với một con người bé nhỏ chứ?

Gigantopithecus tuyệt chủng với nguyên nhân chủ yếu không phải là do bàn tay con người. Việc chúng to lớn cũng đồng nghĩa với việc cần rất nhiều thức ăn để tồn tại. Tuy nhiên đến khoảng 100.000 năm trước khi khí hậu biến đổi và những khu Rừng ở quê hương chúng – khu vực Đông Nam Á – trở thành đồng cỏ xavan thì Gigantopithecus chỉ đơn giản là "bay màu" vì không có đủ thức ăn.

Linh cẩu hang động

Thời điểm tuyệt chủng: 11.000-13.000 năm trước

Khu vực sinh sống: Châu Âu

 

Nếu thường xem phim tài liệu về thiên nhiên hoang dã ở Châu Phi, điển hình như bộ Nhật Ký Họ Nhà Mèo thì chắc hẳn bạn cũng đã quen thuộc với bọn linh cẩu đốm. Bọn này có rất nhiều tiếng xấu. Chúng mưu mẹo, liều lĩnh, tấn công theo bầy đàn, cà khịa giành mồi của những loài khác như báo và sư tử hay thậm chí là vào làng để bắt trẻ con. Tuy nhiên linh cẩu đốm vẫn chưa thể so sánh được nếu so với so với những người họ hàng xa xưa của chúng – Linh cẩu hang động.

Linh cẩu hang động to gấp đôi linh cẩu đốm hiện đại, nặng trung bình tầm 130kg, cao 90cm và dài 1,5m. Chúng có bộ hàm cực khỏe, đủ để nhai cả xương của con mồi. Các tính toán dựa trên hóa thạch cho thấy một con linh cẩu hang động hoàn toàn có thể giết một con voi nhỏ nặng tầm 1 tấn dễ dàng. Nhưng mà nhiêu đó là chưa đủ để nói lên sự đáng sợ của chúng đâu. Bọn này còn sống theo bầy tầm khoảng 30 con để giúp săn mồi hiệu quả hơn nữa. Tuy vậy với tổ tiên của chúng ta thì chúng không dễ động vào chút nào. Linh cẩu hang động tuyệt chủng vào đâu đó khoảng 11.000 đến 13.000 năm trước. Nguyên nhân chính được các nhà cổ sinh vật học cho là bị người tiền sử giành các hang động để trú ẩn trong Kỷ Băng Hà.

Hổ răng kiếm

Thời điểm tuyệt chủng: 10.000 năm trước

Khu vực sinh sống: Toàn Châu Mỹ

 

Hổ răng kiếm nghe tên vậy thôi chứ thật ra chúng cũng không có họ gần với hổ cho lắm. Hầu hết các loài hổ răng kiếm đã tuyệt chủng từ trước khi người hiện đại xuất hiện. Tuy nhiên vẫn có một số ít có thể chạm trán với con người, điển hình như Smilodon populator và Smilodon fatalis. Trong đó thì Smilodon fatalis to bằng sư tử Châu Phi, còn Smilodon populator thì to hơn, to bằng hổ Siberia (khoảng 350kg). Theo tính toán của các nhà cổ sinh vật học thì hổ răng kiếm có bộ hàm khá yếu, lực cắn chỉ bằng khoảng 1/3 so với sư tử hiện đại. Tuy nhiên bù lại thì chúng có những thứ khác.

Ngoài cặp nanh dài đã làm nên thương hiệu của chúng thì hổ răng kiếm còn có chi trước cực cơ bắp, khỏe nhất trong họ nhà mèo để hỗ trợ bắt giữ con mồi trước khi cắt cổ nó bằng cặp nanh dài như lưỡi hái. Còn một giả thuyết khác nữa thì cho rằng chúng có thể dùng cặp nanh này như dao để "xiên" con mồi cho đến chết. Nhưng mà dù chúng giết mồi bằng cách nào đi nữa thì chắc chắn một con người thời tiền sử cũng sẽ toang nếu như bị nó chộp được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm