Khám phá

Những thiết kế nhà chống lụt độc đáo ở Việt Nam khiến báo Tây trầm trồ

Một số trang kiến trúc quốc tế hàng đầu đánh giá đây đều là những thiết kế phù hợp hoàn hảo với điều kiện khí hậu và địa lý ở Việt Nam.

Thiên tài bậc nhất Việt Nam khiến sứ thần Trung Hoa vái lạy vì 4 chữ, là nhà bác học tinh thông / Góc khuất về vị thái giám quyền lực nhất Việt Nam, từng khiến tể tướng nhà Tống hổ thẹn, mất chức

Mỗi năm, khi mùa mưa đến, người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và vùng đất thấp, lại phải đối mặt với cảnh ngập lụt. Gần đây nhất phải kể đến bão Yagi, cơn siêu bão khủng khiếp này không chỉ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày mà còn gây ra vô vàn khó khăn cho công việc và sinh hoạt của người dân.

Xuất phát từ những khó khăn đó, với óc sáng tạo và lối thiết kế thông minh, rất nhiều kiến trúc sư đã có những ý tưởng táo bạo, nhằm tạo ra một ngôi nhà tiện nghi, giúp gia chủ chống chọi lại cảnh ngập lụt mỗi mùa nước lớn.

1. Nhà tre nổi

Nhà tre nổi, một nguyên mẫu kiến trúc do H&P Architects, một studio kiến trúc Việt Nam, thiết kế, đúng như tên gọi của nó! Ngôi nhà nổi này được xây dựng từ tre và được thiết kế để chống chọi với mực nước biển dâng cao. Mục tiêu của dự án là cung cấp cho người dân sống trong và xung quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam một mô hình nhà ở phù hợp có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Với ý tưởng xây dựng những căn nhà có thể thích ứng với bão lũ,

Với ý tưởng xây dựng những căn nhà có thể thích ứng với bão lũ, "nhà tre nổi" đã ra đời.

Mục tiêu của dự án là cung cấp cho người dân sống trong và xung quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu của dự án là cung cấp cho người dân sống trong và xung quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long

"Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu", Đoàn Thanh Hà, người sáng lập H&P Architects cho biết. "Nhà tre nổi được kỳ vọng sẽ cung cấp một giải pháp thay thế hữu ích cho hàng triệu hộ gia đình nghèo, giúp họ tự tạo ra một chỗ ở ổn định và an toàn, đồng thời thích ứng với kịch bản tồi tệ nhất trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu".

Ngôi nhà tre nổi được thiết kế với ba gian chính, có mặt bằng vuông vức với diện tích 6x6m. Nhà còn có thêm một tầng lửng trong phần mái.

Ngôi nhà Tre Nổi được thiết kế với ba gian chính, có mặt bằng vuông vức với diện tích 6x6m

Ngôi nhà tre nổi được thiết kế với ba gian chính, có mặt bằng vuông vức với diện tích 6x6m

Ngoại thất của Nhà Tre Nổi được lấy cảm hứng từ kiến trúc Nhà Rông truyền thống, một kiểu nhà nông thôn của Việt Nam với đặc điểm mái tranh cao và dốc

Ngoại thất của nhà tre nổi được lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà Rông truyền thống, một kiểu nhà nông thôn của Việt Nam với đặc điểm mái tranh cao và dốc

Ngoại thất của nhà tre nổi được lấy cảm hứng từ kiến trúc Nhà Rông truyền thống, một kiểu nhà nông thôn của Việt Nam với đặc điểm mái tranh cao và dốc. Ngôi nhà được xây dựng bằng các đoạn tre rỗng ruột được khai thác tại địa phương, có đường kính từ 3-5cm và dài từ 3-6m. Mặt ngoài của nhà được che phủ bằng các tấm màn tre nhẹ, lá, tấm lợp bằng tre đan và tôn sóng. Những thùng nhựa được gắn dưới đáy nhà giúp nó nổi trên mặt nước. Ngoài ra, một bể tự hoại, bể nước và bể lọc cũng được lắp đặt tại đây.

Empty
Các tấm sàn trên tầng lửng có thể tháo rời, biến ngôi nhà thành một thư viện, lớp học hoặc không gian sinh hoạt cộng đồng

Các tấm sàn trên tầng lửng có thể tháo rời, biến ngôi nhà thành một thư viện, lớp học hoặc không gian sinh hoạt cộng đồng

“Những ngôi Nhà Tre Nổi [có thể] được kết nối với nhau thông qua các sân chơi nổi, bè trồng rau [và] khu vực nuôi cá”, studio chia sẻ. Ngôi nhà được thiết kế để thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hệ thống cửa có thể mở và đóng nhằm che chắn, bảo vệ trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các tấm sàn trên tầng lửng có thể tháo rời, biến ngôi nhà thành một thư viện, lớp học hoặc không gian sinh hoạt cộng đồng. H&P Architects tin rằng trong tương lai, nhiều ngôi nhà nổi có thể được xây dựng và kết nối với nhau để hình thành các ngôi làng nổi.

2. Nhà chống lụt ở Nghệ An

 

Ngôi nhà đặc biệt này đã nhận được đánh giá cao từ các trang kiến trúc danh tiếng của Mỹ như Dezzen và Arc, được xem là một thiết kế phù hợp hoàn hảo với điều kiện khí hậu và địa lý ở Việt Nam.

Ngôi nhà tọa lạc tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, nơi mỗi năm thường phải đối mặt với nước lũ dâng cao tới 1,5m

Ngôi nhà tọa lạc tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, nơi mỗi năm thường phải đối mặt với nước lũ dâng cao tới 1,5m

Ngôi nhà kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống, mang đậm vẻ mộc mạc, cổ kính nhưng lại không kém phần tiện nghi. Cùng với không gian xanh mát của khu vườn, toàn bộ kiến trúc như hòa mình vào thiên nhiên. Ngôi nhà tọa lạc tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, nơi mỗi năm thường phải đối mặt với nước lũ dâng cao tới 1,5m. Khi bước vào, ta sẽ cảm nhận ngay sự dung dị và tinh tế, với sự kết hợp giữa căn nhà chính mang phong cách truyền thống và căn nhà chống lũ hiện đại. Cả hai hòa quyện với khu vườn xanh mướt, tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.

Ngôi nhà kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống, mang đậm vẻ mộc mạc, cổ kính nhưng lại không kém phần tiện nghi

Ngôi nhà kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống, mang đậm vẻ mộc mạc, cổ kính nhưng lại không kém phần tiện nghi

Với diện tích khoảng 70m2, căn nhà chống lũ được thiết kế nổi bật trên khối đá lớn và vững chãi. Vào mùa hè, khoảng không bên dưới khối đá này có thể được tận dụng để trồng những khu vườn nhỏ, đầy màu sắc của hoa cỏ. Những tán cây xanh xuất hiện khắp nơi trong khuôn viên tạo nên không khí trong lành, mát mẻ, trở thành nơi lý tưởng cho gia đình cùng quây quần và vui chơi giữa cái nóng oi bức. Đặc biệt, khi mùa mưa đến, khối đá này sẽ đóng vai trò như một bệ đỡ, bảo vệ ngôi nhà khỏi nước lũ. Thiết kế thông minh này giúp gia đình không còn lo lắng về việc dọn dẹp đồ đạc hay nhà cửa mỗi khi nước lũ tràn về.

Với diện tích khoảng 70m2, căn nhà chống lũ được thiết kế nổi bật trên khối đá lớn và vững chãi

Với diện tích khoảng 70m2, căn nhà chống lũ được thiết kế nổi bật trên khối đá lớn và vững chãi

Lối cầu thang phía trước dẫn vào ngôi nhà, tạo cảm giác mời gọi và ấm cúng. Ngôi nhà gồm một phòng khách, hai phòng ngủ, một phòng tắm và phòng thờ. Nội thất bên trong được bày trí tối giản nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi, với lối đi rộng rãi mang lại sự thoải mái cho gia chủ. Sàn gỗ lim tự nhiên mang đến cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Những tán cây xanh xuất hiện khắp nơi trong khuôn viên tạo nên không khí trong lành, mát mẻ, trở thành nơi lý tưởng cho gia đình cùng quây quần và vui chơi giữa cái nóng oi bức

Những tán cây xanh xuất hiện khắp nơi trong khuôn viên tạo nên không khí trong lành, mát mẻ, trở thành nơi lý tưởng cho gia đình cùng quây quần và vui chơi giữa cái nóng oi bức

Phía mặt tiền nhà có tấm màn tre, có thể dễ dàng kéo xuống để che nắng, đồng thời tạo không gian riêng tư cho gia đình. Từ ô cửa lớn tại phòng khách, gia chủ có thể ngồi thư giãn, ngắm nhìn khu vườn xanh mướt và tận hưởng những làn gió mát lành thổi vào từ bên ngoài, mang lại cảm giác thư thái tuyệt vời.

 

Ngoài ra, không gian phòng khách được thiết kế tiện nghi và tinh tế, tạo sự ấm cúng nhưng vẫn giữ nét hiện đại. Hành lang dẫn vào hai phòng ngủ và nhà bếp rộng thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người ở. Cầu thang còn nối liền với khu bếp và căn nhà chính phía sau, tạo nên một kết nối liền mạch giữa các không gian trong nhà.

Không gian phòng khách được thiết kế tiện nghi và tinh tế, tạo sự ấm cúng nhưng vẫn giữ nét hiện đại

Không gian phòng khách được thiết kế tiện nghi và tinh tế, tạo sự ấm cúng nhưng vẫn giữ nét hiện đại

Công trình này được hoàn thành trong vòng 3 tháng, sử dụng các vật liệu địa phương như đá, bê tông và gạch. Theo KTS. Nguyễn Khắc Phước: “Chúng tôi quyết định chọn những vật liệu này vì nó có sẵn và được sử dụng rộng rãi tại địa phương. Chỉ với ngân sách hạn hẹp cùng với những vật liệu có sẵn ở mọi nơi, chúng tôi đã tạo nên ngôi nhà mang được dấu ấn riêng và công dụng độc đáo”.

3. Ngôi nhà chống lụt độc đáo ở Đà Nẵng

Để xây dựng một ngôi nhà chống lũ cho đôi vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng, kiến trúc sư đã sáng tạo giải pháp thiết kế khi bỏ trống tầng trệt, đưa toàn bộ không gian sinh hoạt chính lên tầng hai. Công trình này, mang tên Fairytale, nằm trong một khu vực nông thôn yên bình, cách xa trung tâm thành phố, nơi thiên nhiên hài hòa giữa cánh đồng và rặng tre xanh ngát.

Ngôi nhà được thiết kế khi bỏ trống tầng trệt, đưa toàn bộ không gian sinh hoạt chính lên tầng hai

Ngôi nhà được thiết kế khi bỏ trống tầng trệt, đưa toàn bộ không gian sinh hoạt chính lên tầng hai

Ngôi nhà có diện tích 70m2 với ba tầng và một gác mái, là tổ ấm ấm cúng cho cặp vợ chồng và hai chú chó cưng. Mặt tiền nhà được thiết kế độc đáo với những hàng gạch nung đỏ xen lẫn các mảng bê tông, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hiện đại và tự nhiên. Đặc biệt, những khoảng hở giữa các viên gạch nung cho phép ánh sáng tự nhiên len lỏi vào không gian bên trong, mang lại không khí sáng sủa, thoáng đãng.

 

Mặt tiền nhà được thiết kế độc đáo với những hàng gạch nung đỏ xen lẫn các mảng bê tông, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hiện đại và tự nhiên

Mặt tiền nhà được thiết kế độc đáo với những hàng gạch nung đỏ xen lẫn các mảng bê tông, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hiện đại và tự nhiên

Theo kiến trúc sư Phan Văn Trần Tuấn (Hinzstudio), một trong những thách thức lớn nhất của công trình là việc khu đất thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lũ lụt hàng năm, với mực nước dâng cao trên 1m. Đồng thời, diện tích đất nhỏ hẹp và mật độ chức năng dày đặc cũng là bài toán khó trong quá trình thiết kế. Để giải quyết vấn đề này, kiến trúc sư quyết định nâng toàn bộ công năng chính của ngôi nhà lên tầng hai, trong khi tầng trệt được bỏ trống để làm không gian để xe và khu vực cà phê cho gia chủ.

Tầng hai của ngôi nhà được bố trí hợp lý với không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách, bếp, bàn ăn và một phòng ngủ nhỏ

Tầng hai của ngôi nhà được bố trí hợp lý với không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách, bếp, bàn ăn và một phòng ngủ nhỏ

Các ô cửa sổ lớn bằng kính được thiết kế để đón trọn vẹn ánh sáng tự nhiên và gió

Các ô cửa sổ lớn bằng kính được thiết kế để đón trọn vẹn ánh sáng tự nhiên và gió

Tầng hai của ngôi nhà được bố trí hợp lý với không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách, bếp, bàn ăn và một phòng ngủ nhỏ. Bên trong, các ô cửa sổ lớn bằng kính được thiết kế để đón trọn vẹn ánh sáng tự nhiên và gió, giúp gia chủ có thể thưởng thức cảnh bình minh hay hoàng hôn mỗi ngày từ ngay bên trong ngôi nhà.

Do ngôi nhà nằm trong vùng thường xuyên bị ngập lụt, toàn bộ vật liệu xây dựng đều được chọn lựa kỹ lưỡng, với khả năng chống chịu nước tốt, bền và phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như bê tông và gạch nung đỏ.

Tầng ba là không gian áp mái, bao gồm phòng ngủ chính (master) và khu vực làm việc riêng của gia chủ

Tầng ba là không gian áp mái, bao gồm phòng ngủ chính (master) và khu vực làm việc riêng của gia chủ

Bên cạnh đó, tầng ba là không gian áp mái, bao gồm phòng ngủ chính (master) và khu vực làm việc riêng của gia chủ. Cả phòng ngủ nhỏ và phòng ngủ master đều được thiết kế tối giản nhưng tinh tế, với không gian thoáng đãng, mỗi góc nhìn đều hướng ra cảnh quan thiên nhiên xanh mướt, mang đến cảm giác yên bình và thư thái.

4. Căn nhà nổi tránh ngập ở Thủ Đức

 

Ngôi nhà của cặp vợ chồng trẻ tại Thủ Đức, ngoại ô TP. HCM, nằm trên mảnh đất rộng 325m2 được bao phủ bởi thảm thực vật nhiệt đới xanh tươi. Tuy nhiên, khu vực này lại thường xuyên bị ngập khi nước sông dâng cao. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 2022, đội ngũ kiến trúc sư từ Sanuki Daisuke Architects đã khảo sát khu vực và nhận thấy rằng phần lớn các ngôi nhà tại đây đều nâng tầng một cao hơn mặt đường khoảng 80cm.

Ngôi nhà nằm trên mảnh đất rộng 325m2 được bao phủ bởi thảm thực vật nhiệt đới xanh tươi

Ngôi nhà nằm trên mảnh đất rộng 325m2 được bao phủ bởi thảm thực vật nhiệt đới xanh tươi

Chủ nhà cũng yêu cầu nâng tầng một lên đến 1m để tránh ngập, đồng thời tận dụng lợi thế về mặt bằng và vị trí gần sông để thiết kế không gian mở, hướng ra thiên nhiên xanh mát.

Điểm đặc biệt của ngôi nhà là thiết kế

Điểm đặc biệt của ngôi nhà là thiết kế "mở" hoàn toàn, yêu cầu các kiến trúc sư tạo ra những khoảng trống hợp lý để tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên

Điểm đặc biệt của ngôi nhà là thiết kế "mở" hoàn toàn, yêu cầu các kiến trúc sư tạo ra những khoảng trống hợp lý để tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên. Lấy cảm hứng từ cảnh quan ngập nước đặc trưng của Việt Nam, ngôi nhà được tạo hình như những mảnh ghép nổi trên mặt đất. Khung bê tông lộ ra ngoài vừa mang lại sự bảo vệ trước thời tiết khắc nghiệt, vừa tạo nên cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi. Hình dạng của mặt sàn thay đổi giữa các tầng, tạo nên sự đa dạng về không gian trong nhà và ngoài trời. Mỗi mặt sàn được mở rộng về phía khu vườn, có độ cao thấp khác nhau, đóng vai trò như sân thượng hoặc mái hiên ngoài trời.

Empty
Mỗi mặt sàn được mở rộng về phía khu vườn, có độ cao thấp khác nhau, đóng vai trò như sân thượng hoặc mái hiên ngoài trời

Mỗi mặt sàn được mở rộng về phía khu vườn, có độ cao thấp khác nhau, đóng vai trò như sân thượng hoặc mái hiên ngoài trời

Trong dự án này, các kiến trúc sư đã tái hiện lại phương pháp xây dựng khung bê tông truyền thống của Việt Nam. Họ sử dụng các cột có kích thước tối thiểu 300x150mm, kết hợp với dầm tầng hai chỉ rộng 150mm, giúp sàn nhà trông mỏng và nhẹ nhàng hơn. Kết quả là một thiết kế tinh tế, nơi không gian nội thất và ngoại thất liền mạch, và mỗi mặt sàn như lơ lửng giữa thiên nhiên.

Các cột có kích thước tối thiểu 300x150mm, kết hợp với dầm tầng hai chỉ rộng 150mm, giúp sàn nhà trông mỏng và nhẹ nhàng hơn

Các cột có kích thước tối thiểu 300x150mm, kết hợp với dầm tầng hai chỉ rộng 150mm, giúp sàn nhà trông mỏng và nhẹ nhàng hơn

Ba tầng của ngôi nhà được kết nối bằng cầu thang ngoài trời độc lập, được che chắn bằng các tấm sàn nhô ra và lan can kim loại mảnh mai. Điều này giúp việc di chuyển diễn ra hoàn toàn bên ngoài mà không làm gián đoạn không gian nội thất. Các phòng chức năng được đặt sâu vào bên trong khung bê tông và bao quanh bởi hệ thống cửa kính gấp với khung gỗ tối màu.

 

Gần 70% diện tích sàn của ngôi nhà là không gian ngoài trời, đặc biệt khi các cửa xếp được mở ra, toàn bộ không gian gần như hòa mình vào thiên nhiên, chỉ ngoại trừ phòng tắm

Gần 70% diện tích sàn của ngôi nhà là không gian ngoài trời, đặc biệt khi các cửa xếp được mở ra, toàn bộ không gian gần như hòa mình vào thiên nhiên, chỉ ngoại trừ phòng tắm

Gần 70% diện tích sàn của ngôi nhà là không gian ngoài trời, đặc biệt khi các cửa xếp được mở ra, toàn bộ không gian gần như hòa mình vào thiên nhiên, chỉ ngoại trừ phòng tắm. Vào những ngày nắng, luồng gió mát lành thổi qua những khe hở, trong khi những cơn mưa mang đến cảm giác mát dịu tức thì. Không gian sống này không chỉ đậm chất nhiệt đới mà còn mang lại sự gần gũi, hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm