Khám phá

Nơi các thái giám, cung nữ coi như “quỷ môn quan”: Không chết thì cũng tàn phế cả đời

Một khi thái giám, cung nữ bị đưa đến đây thì khó có thể bảo toàn được mạng sống. Đó là nơi nào?

Quy tắc khi hoàng đế tắm: Phi tần, cung nữ dung mạo như hoa cũng "không có cửa" phục vụ / Giá phải trả cho việc yêu đương giữa cung nữ và thái giám: Hình phạt do hoàng đế nghĩ ra

Nơi các thái giám, cung nữ coi như “quỷ môn quan”: Không chết thì cũng tàn phế cả đời

Nhắc tới hoàng cung xưa chúng ta đều nghĩ là nơi có những cung điện nguy nga, mọi thứ đều xa hoa, lộng lẫy. Cuộc sống của hoàng đế, hoàng thượng và các phi tần luôn tấp nập kẻ hầu người hạ, tất cả đều thấm nhuần nghi thức của hoàng cung uy nghiêm.

Đặc biệt, dưới thời nhà Thanh, có rất nhiều gia đình đưa con vào cung làm nô tì từ nhỏ để học tập và rèn luyện những lễ nghi trong cung. Thế nhưng thực tếtrong cungkhông thực sự tốt đẹp như vậy. Trong cung điện nhà Thanh có nơi mà các thái giámcung nữcoi như "Quỷ môn quan", đó là nơi nào?

"Quỷ môn quan" của các thái giám, cung nữ

Trong các bộ phim cung đấu những năm gần đây như "Diên Hi Công Lược" hay "Hậu cung Như Ý truyện" cũng đã tái hiện cho chúng ta thấy được cuộc sống khắc nghiệt trong hoàng cung.

Các chủ tử của các cung khi tranh đấu nhau để dành được sủng ái của hoàng đế, họ có thể bất chấp mọi thủ đoạn. Đôi khi những phi tần còn hy sinh những mạng nô tì nhỏ bé, lấy các thái giám, cung nữ ra chịu tội thay cho mình. Hoặc những cung nữ, thái giám do trung thành với chủ nhân mà bị liên lụy cùng.

Nơi các thái giám, cung nữ coi như “quỷ môn quan”: Không chết thì cũng tàn phế cả đời - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ về các hình phạt trong cung.

Chẳng hạn, vào cuối triều nhà Thanh, Từ Hi Thái Hậu và hoàng đế Quang Tự có mâu thuẫn rất gay gắt. Sau sự kiện "Bách Nhật duy tân", Từ Hi Thái hậu đã hạ lệnh giam lỏng hoàng đế Quang Tự cũng với Trân Phi. Tất cả những thái giám hầu hạ cho hai người đều bị đưa về Thận Hình ty để xét xử với tội danh "kết bè kết phái". Mỗi người bị đánh 200 đại bản.

Nơi mà các thái giám, cung nữ sợ nhất trong hoàng cung nhà Thanh đó chính là "Thận Hình ty". Thận Hình ty là một cơ quan xét xử với quyền lực trong triều đình nhà Thanh khi xưa. Đây là nơi chịu trách nhiệm tra xét, xử phạt các thái giám, cung nữ khi phạm tội. Nơi đây được coi là "Quỷ môn quan" đối với họ. Bởi khi những thái giám, cung nữ đã bước vào đây sau khi phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn rất dã man. Những con người bé nhỏ đó không chết thì cũng sẽ bị tàn phế cả đời.

"Thận Hình ty" xét xử như thế nào?

Thận Hình ty là một cơ quan chính thức thuộc Nội vụ phủ. Lúc mới thành lập có tên là Thượng Phương ti. Năm 1655 đã đổi thành Thượng Phương viện và cuối cùng vào năm 1677 lại đổi tên thành Thận Hình ty. Cơ quan này có Lang Trung, Viên Ngoại Lang, Chủ Sự, Ủy Thự Chủ Sự, Bút Thiếp Thức, Thủ thư và những chức quan khác.

Thuộc sự quản lý của Hạt Phiên dịch xứ, các viên chức ở Nội Vụ phủ kiêm luôn chức ở các ty. Thành lập đứng đầu mỗi bộ phận sẽ có 4 người đảm nhiệm chức trưởng và phó và có 40 người phụ trách bắt tội phạm.

Nơi các thái giám, cung nữ coi như “quỷ môn quan”: Không chết thì cũng tàn phế cả đời - Ảnh 3.

Những vụ việc nghiêm trọng sẽ do đích thân Hoàng đế thẩm vấn.

 

Với quyền lực lớn và cách làm việc hết sức dã man của Thận Hình ty khiến cho các thái giám, cung nữ luôn ám ảnh. Tuy nhiên, không phải vụ án nào Thận Hình ty cũng được phép xét xử. Nếu vụ án có tính chất nghiêm trọng thì Thận Hình ty không được phép xử lý mà phải đưa qua "Tam Pháp ty", cụ thể là Hình bộ để điều tra.

Còn đối với các phi tần trong hậu cung xưa nếu vi phạm thì sẽ không đưa về Thận Hình ty. Theo như chế độ của nhà Thanh khi xưa, phi tần hậu cung là do hoàng hậu quản lý. Nếu có phi tần nào phạm tội sẽ giao cho hoàng hậu xử lý. Còn nếu tính chất sự việc nghiêm trọng thì sẽ do hoàng đế đích thân thẩm tra.

Cụ thể, năm 1778 xảy ra sự việc Đôn Phi đã đánh chết một cung nữ làm cho hậu cung náo động. Hoàng đế Càn Long đã đích thân thẩm vấn và xử phạt, giáng thân vị từ "Phi" xuống "Tần" để cảnh cáo các phi tần khác.

Có thể nói rằng, Thận Hình ty chính là ác mộng của những cung nữ và thái giám trong hoàng cung, vì một khi đã bước vào khó có thể nguyên vẹn mà đi ra. Điều này càng cho thấy rõ hơn được sự khổ sở và cuộc sống khắc nghiệt của cung nữ, thái giám trong cung thời xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm