Nổi tiếng kiêu ngạo, cả đời Quan Vũ chỉ xem trọng 5 người này
Bí ẩn Tam Quốc: Quan Vũ "nhờ trời" quét sạch 7 đạo quân? / Đều là "hổ tướng", vì sao Quan Vũ coi thường Hoàng Trung, Mã Siêu nhưng coi trọng Triệu Vân?
Không ít người từng đọc qua lịch sử Tam Quốc đều cho rằng, võ tướng lợi hại nhất dưới quyền Lưu Bị thời bấy giờ không ai khác chính là Quan Vũ.
Quan Vân Trường cả đời phò tá huynh trưởng, vì Thục Hán mà lập nên không ít công lao. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm "Võ thánh", sánh ngang với "Văn thánh" Khổng Tử.
Tài năng "uy chấn Hoa Hạ" và sự kiêu hùng của bậc Võ thánh
Quan Vũ nổi tiếng với tài năng võ nghệ xuất chúng cùng với cách xử thế rất mực quân tử, trung nghĩa. (Ảnh minh họa).
Quan Vũ, còn được biết tới với tên gọi Quan Công, tự Vân Trường. Ông là dũng tướng nổi danh giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Sinh thời, Quan Vũ đã có những đóng góp to lớn vào việc thành lập nên nhà Thục Hán với vị Hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", ông cũng được tác giả La Quán Trung xếp vào hàng đầu trong danh sách "Ngũ hổ tướng" cùng với 4 vị võ tướng nổi tiếng khác của Thục Hán là Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Mặc dù sở hữu võ nghệ cao cường, nhưng tính cách của vị võ tướng "uy chấn Hoa Hạ" này lại có một đặc điểm nổi bật. Đó chính là sự kiêu ngạo.
Cũng bởi vậy mà vào thời bấy giờ, dù nhân tài nổi lên khắp nơi, quần hùng thi nhau tranh bá, nhưng số người có thể được Quan Vân Trường coi trọng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Số người có thể nhận được sự xem trọng của Quan Vân Trương thời bấy giờ vô cùng ít ỏi. (Ảnh minh họa).
Sự kiêu ngạo của nhân vật này từng thể hiện rõ trong việc ông quyết liệt từ chối lời cầu hôn của con trai Tôn Quyền, thậm chí còn lớn tiếng mắng rằng:
"Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử?"
("Hổ nữ" dùng để chỉ con gái Quan Vũ, còn "khuyển tử" ám chỉ việc ông coi con trai Tôn Quyền là kẻ xuất thân thấp kém, không xứng với con mình).
Trên phương diện võ thuật, một cao thủ như Quan Vân Trường lại càng ít khi đánh giá cao người khác.
Năm xưa khi võ tướng nổi tiếng của phe Tào Ngụy là Vu Cấm xin hàng bị quân của ông bắt làm tù binh, Quan Vũ thể hiện rõ thái độ còn thường đối với vị tướng thất thế này, thậm chí còn nói giết Vu Cấm sẽ làm bẩn đao mình.
5 nhân vật hiếm hoi trong thiên hạ được Quan Vũ xem trọng
Mặc dù tính cách của Quan Vũ quả thực có phần kiêu ngạo, thế nhưng suốt cuộc đời mình, ông cũng chưa bao giờ tự nhận là "vô địch thiên hạ".
Vào thời bấy giờ, người vị võ thánh này thực sự coi trọng có lẽ chỉ có vẻn vẹn 5 người.Người đầu tiên chắc chắn chính là Lưu Bị. Bởi Huyền Đức vừa là huynh trưởng kết giao với Quan Vũ, cũng vừa là vị chủ công mà ông hết lòng phò tá.
Lưu Bị luôn là người được Quan Vũ xem trọng và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, ông cũng rất mực quan tâm một người huynh đệ kết nghĩa khác là Trương Phi. (Ảnh minh họa).
Nếu không tính Lưu Bị, những người được Quan Vũ để mắt chắc hẳn chỉ còn lại 4 nhân vật dưới đây.
Từ Hoảng
Quan Vũ cùng Từ Hoảng có những lúc mặc dù không cùng chiến tuyến, thậm chí từng đối đầu với nhau trên chiến trường, nhưng thái độ của Vân Trường dành cho vị tướng Tào này vẫn được xem là tương đối coi trọng.
Năm xưa khi đầu hàng Tào Tháo, Quan Vũ chỉ thân thiết với hai người là Trương Liêu và Từ Hoảng vì họ là đồng hương và cũng là hàng tướng như ông. (Ảnh minh họa).
Khi Quan Vũ tấn công Phàn Thành, Từ Hoảng mang binh tới cứu viện cho phe Tào Ngụy. Hai người gặp nhau nơi chiến trường, dù ở hai đầu chiến tuyến nhưng họ vẫn trò chuyện với nhau hết sức thân thiết.
Bấy giờ, cuộc hàn huyên của Quan Vũ và Từ Hoảng khi ấy "chỉ nói chuyện bình sinh, không bàn tới quân sự".
Thế nhưng khi cuộc hàn huyên kết thúc, Từ Hoảng đột nhiên hạ lệnh:
"Kẻ nào lấy được đầu Quan Vân Trường, ban thưởng ngàn vàng".
Quan Vũ nghe xong có phần chấn động, hỏi lại:
"Đại huynh, sao lại nói vậy?".
Từ Hoảng đáp:
"Đây là chuyện quốc gia".
Mặc dù Từ Hoảng là đối thủ nhưng Quan Vũ vẫn gọi ông một tiếng "đại huynh". Từ đó có thể thấy vị tướng thuộc phe Tào Tháo này rất được Quan Vân Trường nể trọng.
Trương Liêu
Quan Vũ cùng Trương Liêu vốn là đồng hương. Năm xưa khi ông cùng Lưu Bị giữ Từ Châu, Lữ Bố có đưa quân tới, Trương Liêu khi đó là thuộc hạ dưới quyền vị tướng này, hai người cũng quen biết từ đó.
Quan Vũ và Trương Liêu không chỉ là đồng hương mà còn có giao tình cứu mạng. (Ảnh minh họa).
Sau này, Lưu Bị cùng Tào Tháo công phá Từ Châu, Lữ Bố bị giết, Quan Vũ liền xin Tào Tháo bỏ qua cho Trương Liêu. Vị tướng họ Trương nhờ ơn này mà giữ được một mạng, cũng trở thành nhân vật được trọng dụng của phe Tào Ngụy sau này.
Khi ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương thất lạc nhau, Quan Vũ bị kẹt trên núi. Bấy giờ, Trương Liêu đã cố gắng thuyết phục ông đầu hàng theo Tào.
Nhờ có "công tác tư tưởng" này, Quan Vũ sau khi nói ra 3 điều kiện cũng đã đồng ý đầu hàng Tào Tháo. Lần đó cũng có thể xem là Trương Lưu cứu ông một mạng.
Vì vậy, mối quan hệ giữa Quan Vũ và Trương Liêu không chỉ là đồng hương mà còn là giao tình cứu mạng. Do đó, việc Quan Công coi trọng vị tướng họ Trương này cũng là điều dễ hiểu.
Tào Tháo
Quan Vũ và Tào Tháo có một mối quan hệ hết sức đặc biệt.
Sinh thời, Tào Tháo sở hữu con mắt có biệt tài nhận biết anh hùng. Vì vậy, ông đặc biệt coi trọng Quan Vũ. Về phân Vân Trường, vị võ tướng nổi tiếng kiêu ngạo này cũng rất kính nể Tào Tháo.
Có ý kiến cho rằng, Tào Tháo cả đời phụ thiên hạ, nhưng lại chưa một lần phụ Quan Vũ. (Ảnh minh họa).
Võ công của Quan Vũ có cơ hội nổi danh thiên hạ cũng là nhờ đóng góp không nhỏ từ Tào Mạnh Đức.
Hàng loạt chiến công "uy chấn Hoa Hạ" như chém Nhan Lương, giết Văn Xú, qua 5 ải chém 6 tướng đều là cơ hội mà Tào Tháo vô tình hoặc cố ý tạo ra cho Quan Vũ.
Năm xưa khi đầu hàng, Quan Vân Trường tuy nói "hàng Hán, không hàng Tào". Thế nhưng sự thực là trong lòng ông vẫn rất mực kính trọng Tào Tháo.
Cho nên ở đường Hoa Dung, Quan Vũ đã lựa chọn tha mạng cho Tào Tháo khi ông ta thảm bại sau trận Xích Bích. Chỉ riêng một việc này đã đủ để chứng minh sự kính nể của Quan Công dành cho nhân vật này.
Đỗ thị
Bên cạnh Lưu Bị, Từ Hoảng, Trương Liêu, Tào Tháo, còn có một người được Quan Vũ để mắt.
Điều đáng nói là người này không phải là những nhân vật cùng chiến tuyến như Triệu Vân, Gia Cát Lượng… mà lại là một mỹ nữ may mắn lọt vào mắt xanh của Quan Vân Trường.
Năm xưa, Quan Vũ từng thẳng tay trảm Điêu Thuyền nhưng lại động lòng với Đỗ thị - một người phụ nữ không quá nổi danh thời Tam Quốc. (Ảnh minh họa).
"Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện" có đoạn viết rằng: Năm xưa, Lữ Bố từng có một thuộc hạ tên Tần Nghi Lộc. Vợ của Tần Nghi Lộc là Đỗ thị sở hữu dung mạo tuyệt trần.
Sau này, họ Tần kia theo hàng Viên Thuật, bỏ vợ ở lại thành Hạ Bì. Quan Vũ thấy nàng xinh đẹp, liền muốn cưới về làm vợ.
Có giai thoại truyền rằng, Quan Vũ đã xin Tào Tháo hứa ban Đỗ thị cho mình sau khi hạ được thành.Thế nhưng kết cục là Tào Tháo vì háo sắc nên cố tình thất hứa, nạp Đỗ thị vào hậu cung của mình.
Chính việc này đã trở thành nguyên nhân khiến mối quan hệ của Tào Tháo và Quan Vũ nảy sinh bất hòa.
Lạ lùng bộ tộc phụ nữ cầu xin được đàn ông đánh đập, trẻ sơ sinh 'mang điềm xấu' bị bỏ đói đến chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?