Khám phá

Nửa đêm nghe tiếng nổ váng trời, dân làng hoảng sợ chạy ra xem, chuyên gia mừng rỡ: 1.300 kho báu dưới lòng đất!

Phát hiện khảo cổ khó tin tại làng Hoành Sơn đã giúp "viết lại lịch sử" cả một thời kỳ tại Trung Quốc.

7 "dị vật" được khai quật trong các ngôi mộ cổ: 3 cái cuối cùng số người biết tới không quá con số 10 / Nghịch cát, bé tiểu học phát hiện mộ cổ 2.000 năm, có thể đầy vàng

Vào năm 2004, một nhóm người lạ mặt bất ngờ xuất hiện tại làng Hoành Bắc thuộc Sơn Tây, Trung Quốc, ban đầu dân làng không chú ý đến nhóm người này, nhưng vào đêm hôm đó, một tiếng nổ vang trời đã đánh thức người dân trong làng.

Khi đến nơi xảy ra vụ nổ, dân làng phát hiện nhóm này chính là một hội đạo mộ và một ngôi mộ cổ trong làng đã bị chúng phá hủy. Hiện trường lộ ra cái hố rất lớn còn bọn trộm mộ đã bỏ chạy xa, không để lại dấu vết.

Nửa đêm nghe tiếng nổ váng trời, dân làng hoảng sợ chạy ra xem, chuyên gia mừng rỡ: 1.300 kho báu dưới lòng đất! - Ảnh 1.

Những ngôi mộ cổ được khai quật (Nguồn: Sohu)

Sau khi sự việc xảy ra, người dân trong làng đã nhanh chóng gọi điện báo công an và liên hệ với phòng di tích văn hóa địa phương. Các nhà khảo cổ ngay lập tức tiến hành một cuộc khai quật giải cứu ngôi mộ. Tuy nhiên, ngôi mộ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất có thể bị sập bất cứ khi nào.

Việc khai quật được tiến hành khẩn trương, các nhà khảo cổ lắc đầu tiếc nuối khi phát hiện ra rất nhiều di vật văn hóa đã bị bọn trộm mộ đánh cắp. Song ngay sau đó, họ lại nhận ra đây là một tin vui.

Hóa ra, ngôi mộ cổ bị bọn trộm xâm phạm chỉ là 1 trong số 1.300 lăng trong quần thể mộ khổng lồ ở làng Hoành Bắc.

Nhóm khảo cổ nhanh chóng khám phá vào phía sâu bên trong lăng mộ lớn nhất trong quần thể này, sau hàng chục ngày làm việc liên tục, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hàng vạn di vật văn hóa.

Hầu hết các di vật văn hóa được khai quật trong lăng mộ đều là đồ đồng. Vào thời nhà Thương, đồ đồng được coi là biểu tượng của sức mạnh. Chủ nhân ngôi mộ còn ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình trên bình đồng.

 

Chủ nhân lăng mộ lớn là ai?

Dựa vào thông tin trên những món đồ đồng, đội khảo cổ xác định:Khu mộ lớn nhất trong quần thể là mộ hợp táng của Bành Bá (vua của nước Bành - Một nước chư hầu của nhà Tây Chu thời Xuân Thu) và vợ ông là Hoàng hậu Tất Cơ,

Trong sử sách Trung Quốc, có rất ít ghi chép về đất nước Bành, nên đồ đồng khai quật được đã tiết lộ lịch sử của đất nước này và văn hóa của đất nước chư hầu. Toàn bộ khu lăng mộ là mộ chung của cả nước Bành, mộ của vợ chồng vua Bành Bá nằm ở trung tâm, bao xung quanh là mộ của các tướng lĩnh, quan lại.

Trước nay, các nhà sử học luôn cho rằng lãnh thổ của đất nước này thuộc về nước Tấn (một nước chư hầu trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc). Song, xét về quy mô lăng mộ, sức mạnh của quốc gia này không kém gì nước Tấn. Trình độ luyện đồng vô cùng xuất sắc, nếu là một nước nhỏ không thể có nhiều đồ đồng với kỹ thuật cao như vậy.

Nửa đêm nghe tiếng nổ váng trời, dân làng hoảng sợ chạy ra xem, chuyên gia mừng rỡ: 1.300 kho báu dưới lòng đất! - Ảnh 4.

Đồ đồng trong khu lăng mộ (Nguồn: Sohu)

 

Phát hiện đã khiến sử sách Trung Quốc phải viết lại nhiều phần thông tin về một vương quốc đã từng biến mất trong dòng sông dài lịch sử.

Trong tổng số 1.300 ngôi mộ cổ, lăng mộ của Hoàng hậu Tất Cơ là nguy nga hơn cả. Nó chứa đầy vàng bạc châu báu và số lượng thậm chí còn nhiều hơn cả trong lăng mộ của vua Bành Bá.

Trong lăng mộ của Tất Cơ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mảnh lụa đỏ được bảo quản rất tốt cho đến nay. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy tay nghề của thợ thủ công đặc biệt tinh xảo đồng thời chất lượng vải không phải loại vải lụa thông thường vì nếu là vải lụa bình thường, chôn dưới đất 3000 năm, e rằng đã tan thành cát bụi.

Các nhà khảo cổ học địa phương đã lập tức dừng việc khai quật, họ biết rằng mảnh lụa này rất có giá trị và là một di vật văn hóa quý hiếm, nếu không khai quật cẩn thận có thể làm mất đi sự nguyên vẹn ban đầu của nó.

Nửa đêm nghe tiếng nổ váng trời, dân làng hoảng sợ chạy ra xem, chuyên gia mừng rỡ: 1.300 kho báu dưới lòng đất! - Ảnh 6.

Các chuyên gia hàng đầu được mời đến (Nguồn: QQ)

 

Vì vậy cục di tích văn hóa địa phương đã phải tìm đến hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu từ Bắc Kinh.

Sau khi nhận được tin báo, chuyên gia Bắc Kinh đã đến hỗ trợ khai quật và tiết lộ tấm lụa này là một bức trướng, được sử dụng trong việc chôn cất hoàng gia xưa. Bức trướng này bao gồm hai mảnh vải lụa, dài khoảng 1,8m, mỗi mảnh vải lụa được thêu một hoa văn khác nhau.

Họa tiết trên trướng thêu hình một con chim phượng hoàng lớn cùng rất nhiều những con chim nhỏ xung quanh vô cùng sống động. Cuối cùng, các nhà khảo cổ học đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ để vận chuyển tấm trướng ra khỏi lăng mộ và bảo quản trong viện bảo tàng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm