Ông cụ mang thanh Thượng phương bảo kiếm ra kiểm định, chuyên gia thảng thốt trong 3 giây: Xin hỏi cụ mang họ gì?
Tinh mắt nhìn ra bảo vật cực kỳ quý giá, người đàn ông chỉ mất 30 NDT cho chủ khu thu mua phế thải: Giá thật là 3 tỷ NDT / Thực hư về bảo vật hơn 800 tuổi được canh gác ngày đêm: Là một trong 'Ngũ độc' của núi Hoàng Sơn
Những năm 1970 - 1980 là thời kỳ kiến thức bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa bắt đầu được phổ biến tại Trung Quốc. Các chuyên gia văn hóa sẽ đi đến từng làng xóm phổ biến kiến thức cho người dân cũng như thu thập các di tích văn hóa thất lạc trong dân gian để đưa về nghiên cứu.
Trong một buổi thẩm định di tích văn hóa tại tỉnh Quý Châu vào những năm 1980, một cụ ông trong làng đã mang thanh Thượng phương bảo kiếm ở nhà mình tới cho các chuyên gia xem.
Đối với các khán giả yêu thích phim cổ trang Hoa ngữ, Thượng phương bảo kiếm có lẽ không phải cái tên quá mới lạ. Đây là loại kiếm tượng trưng cho hoàng quyền với "Phượng thương" có nghĩa là đồ dùng hoàng gia. Thanh kiếm này còn xuất hiện trong loạt phim "Bao Thanh Thiên" với chi tiết Bao đại nhân được vua Tống ban cho một thanh Thượng phương bảo kiếm có thể "tiền trảm hậu tấu".
Tuy quyền lực "tiền trảm hậu tấu" trên phim ảnh là chi tiết hư cấu song Phượng thương bảo kiếm hoàn toàn là thanh kiếm có thật trong lịch sử. Ảnh: Internet
Các chuyên gia thoạt nhìn trong 3 giây đã lập tức nhận ra thanh kiếm của ông lão là kiếm báu của Minh triều. Thanh kiếm như thế này này vốn chỉ được lưu truyền trong hoàng tộc, người nắm giữ bảo kiếm chắc chắn có xuất thân không tầm thường. Các chuyên gia lập tức hỏi ông cụ: "Xin hỏi cụ mang họ gì? Vì sao mà có được thanh kiếm này?"
Cụ già tự hào nói cụ mang họ Trâu (邹) và cụ chính là hậu duệ của Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh.
Các chuyên gia nghe tới đây không khỏi băn khoăn, hoàng tộc nhà Minh vốn mang họ Chu (朱), Minh Tư Tông tên húy là Chu Do Kiểm, Minh Thái Tổ tên húy là Chu Nguyên Chương...
Tại sao ông cụ này là hậu duệ mà không mang họ Chu?
Thanh Thượng phương bảo kiếm trong tay ông cụ họ Trâu. Ảnh: Sohu
Cụ già từ tốn giải thích, theo lời kể của tổ tiên cụ, năm xưa khi quân Thanh tiến vào Hải Sơn Quan, hoàng tộc nhà Minh đã phải ráo riết chạy trốn sự truy lùng.
Để bảo vệ dòng máu gia tộc họ Chu và "cắt đuôi" binh lính nhà Thanh, con trai thứ tư của Sùng Trinh Đế là Chu Từ Chiếu đã quyết định "thay tên đổi họ" theo một vị tướng họ Trâu mà ông mang ơn.
Từ đó, những thế hệ hậu duệ của Chu Từ Chiếu đều mang họ Trâu chứ không phải họ Chu như trước đây.
Ông lão nói tới đây còn bộc bạch trong nhà mình hiện vẫn còn rất nhiều bảo vật quý của hoàng tộc nhà Minh. Ông cho các chuyên gia xem thêm gia phả, ấn ngọc được cất giữ trong nhà. Các chuyên gia sau khi xem xét thì đã các nhận đây đều là những món đồ ngự dụng trong cung, chứng minh được thân phận hoàng tộc của ông cụ.
Trước phát hiện này, nhiều chuyên gia lịch sử cho rằng hầu hết các thành viên trong hoàng tộc nhà Minh đều đã bị quân Thanh truy sát. Chính cuốn gia phả cùng câu chuyện "thay tên đổi họ" của ông lão ở Quý Châu đã giúp các chuyên gia lấp đầy một khoảng trống lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?