Khám phá

Ông lão đãi vàng bên sông và tìm được một “con tằm vàng”, dù được trả giá cao nhưng ông nhất quyết không bán mà làm việc này!

Hóa ra, “con tằm” mà lão nông tìm thấy trong lúc đãi vàng bên sông lại có lai lịch rất “khủng”.

Cả gan bán bảo vật đào được trong lăng mộ hoàng đế, 3 người nông dân tưởng 'đổi đời' - Ai ngờ! / Tinh mắt nhìn ra bảo vật cực kỳ quý giá, người đàn ông chỉ mất 30 NDT cho chủ khu thu mua phế thải: Giá thật là 3 tỷ NDT

Con tằm vàng được Đàm Phúc Toàn, một người nông dân ở làng Đàm Gia Loan, thuộc huyện Thạch Tuyền, tỉnh Thiểm Tây tìm thấy vào một ngày mùa đông năm 1984. Khi đó, Đàm Phúc Toàn đang cùng 4 người con của mình ra sông đãi cát tìm vàng như thường lệ thì vô tình tìm thấy con tằm kỳ lạ đó.

Ông lão mò vàng bên sông đào được một “con tằm vàng”, được trả giá cao nhưng ông nhất quyết không bán mà làm việc này - Ảnh 1.

Con gái của Đàm Phúc Toàn đang kể lại sự việc xảy ra khi tìm được con tằm vàng. (Ảnh: Kknews)

Vốn dĩ Đàm Phúc Toàn sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, đây cũng là nghề truyền thống của dân làng ông. Nhưng tới mùa ế ẩm, ông thường đưa con cái ra sông Trì để đãi vàng kiếm sống qua ngày. Đàm Phúc Toàn vô tình trông thấy có một dải màu vàng đang lấp lánh trong cát. Ông nhặt nó lên, rửa sạch thì phát hiện hóa ra dải màu vàng đó có hình dáng của một con tằm.

Khi đó, gia đình ông rất vui vì nhặt được món đồ quý, họ còn cẩn thận cất con tằm vàng trong một chiếc hộp bằng gỗ rồi bọc bằng vải đỏ. Vài ngày sau, tin Đàm Phúc Toàn tìm được vàng trên sông đã được toàn bộ dân làng biết. Mọi người đều đổ xô tới nhà ông để được ngắm và sờ tận tay vào con tằm vàng.

Ông lão mò vàng bên sông đào được một “con tằm vàng”, được trả giá cao nhưng ông nhất quyết không bán mà làm việc này - Ảnh 2.

Con tằm được làm bằng đồng mạ vàng có niên đại từ thời Tây Hán. (Ảnh: Kknews)

Sau đó, một lãnh đạo trong làng đã tới nhà hỏi thăm tình hình và cho rằng con tằm vàng có thể là một món cổ vật. Tuy nhiên, ông ta không chắc chắn về nó nên chỉ khuyên Đàm Phúc Toàn hãy tìm một chuyên gia khảo cổ thẩm định và đừng bán con tằm.

Quả thật, mấy ngày sau, nhiều người buôn bán cổ vật đánh hơi được tin tức đã đến nhà Đàm Phúc Toàn yêu cầu mua lại con tằm vàng. Người ta trả giá tới 8 vạn NDT (gần 300 triệu VND) nhưng ông đều từ chối.

 

Ông lão mò vàng bên sông đào được một “con tằm vàng”, được trả giá cao nhưng ông nhất quyết không bán mà làm việc này - Ảnh 3.

Hiện nay con tằm đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: Kknews)

Vì cảm thấy không yên tâm, Đàm Phúc Toàn đã đi vay mượn khắp nơi được 100 NDT (khoảng 350.000 VND) để mang con tằm vàng tới Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thiểm Tây nhờ kiểm tra. Các chuyên gia của bảo tàng đã thẩm định và xác nhận rằng con tằm vàng này có niên đại từ thời nhà Hán.

Trong sử sách Trung Quốc có ghi chép về con tằm vàng nhưng việc miêu tả không được rõ ràng và cụ thể. Vì thế sự xuất hiện của con tằm vàng thời Hán này đã chứng minh rằng những ghi chép đó là thật. Cũng theo các bản ghi chép đó thì con tằm vàng có mối liên hệ mật thiết với nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống của người dân ở huyện Thạch Tuyền.

Từ thời Tây Hán, huyện Thạch Tuyền là khu vực chuyên trồng dâu nuôi tằm và sản xuất các sản phẩm tơ lụa cho cả nước và thế giới. Con đường cổ Tử Ngọ của huyện là nơi kết nối với các con đường tới kinh thành và tới con đường tơ lụa để xuất khẩu sản phẩm tới các nước châu Âu. Con tằm vàng này chính là một món quà mà hoàng đế Tây Hán đã ban tặng cho dân làng Đàm Gia Loan.

Ông lão mò vàng bên sông đào được một “con tằm vàng”, được trả giá cao nhưng ông nhất quyết không bán mà làm việc này - Ảnh 5.

Gia đình ông Đàm Phúc Toàn hiện tại vẫn sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. (Ảnh: Kknews)

 

Trên thực tế, con tằm chỉ được làm bằng đồng và mạ vàng. Nó có chiều dài 5,6 cm; cao 1,8 cm, toàn thân chia thành 9 đoạn và được chế tác sống động như thật. Điều này chứng tỏ kỹ thuật chế tác thời bấy giờ đã rất tinh tế khi tạo hình con tằm chi tiết như vậy. Giá trị của con tằm được ước tính lên tới hơn 10 triệu NDT (hơn 35 tỷ VND)

Sau khi nắm được lai lịch của con tằm, Đàm Phúc Toàn đã lập tức hiến tặng nó cho bảo tàng miễn phí. Lãnh đạo bảo tàng khi biết ông phải vay tiền trang trải chi phí đi lại, đã tặng lại ông 100 tệ thay lời cảm ơn tấm lòng của ông đã dành cho tỉnh nhà và quốc gia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm