Phát hiện bức tranh hang động lâu đời nhất thế giới tại Indonesia
Hiện tượng bí ẩn tồn tại quanh bức tranh bị nguyền rủa / Mê mẩn ngắm nhìn Bắc Sơn - bức tranh quyến rũ xứ Lạng
Theo một báo cáo công bố trên tạp chí Science Advances ngày 13/1, các nhà khảo cổ đã phát hiện một bức tranh vẽ trong hang động cổ xưa nhất thế giới tại Indonesia.
Bức tranh vẽ một con lợn rừng, có niên đại từ cách đây tối thiểu 45.500 năm. Đây được xem là bằng chứng cho thấy thời điểm an cư sơ khai nhất của loài người tại khu vực này.
Nhà nghiên cứu Maxime Aubert thuộc trường Đại học Griffith (Australia) cho biết bức tranh được chuyên gia khảo cổ Basran Burhan phát hiện trong hang động Leang Tedongnge trên đảo Sulawesi vào năm 2017, trong khi đang tiến hành khảo sát tại đây cùng các cộng sự và nhà chức trách Indonesia.
Hang động Leang Tedongnge nằm trong một thung lũng hẻo lánh, được bao quanh bởi những vách núi đá vôi. Địa điểm này nằm cách con đường gần nhất khoảng một giờ đi bộ.
Người ta chỉ có thể đến được đây vào mùa khô, do nơi đây thường ngập nước trong mùa mưa. Những người dân thuộc cộng đồng Bugis sống biệt lập tại khu vực này cho biết những người phương Tây chưa từng nhìn thấy họ.
Con người đã săn bắt lợn rừng Sulawesi trong hàng chục nghìn năm. Loài vật này cũng là những "nhân vật" chính trong các tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử được phát hiện tại khu vực đảo, đặc biệt là trong giai đoạn Kỷ Băng hà.
Với kích thước 136x54 cm, lợn rừng Sulawesi trong bức tranh nói trên được vẽ màu đỏ sẫm và có mào lông ngắn dựng đứng, một cặp bướu nhỏ giống như sừng trên mặt đặc trưng của một con đực trưởng thành.
Trên chân sau của chú lợn này có hai dấu tay và có vẻ như chú đang đối diện với hai đồng loại khác - những hình ảnh này không được bảo tồn nguyên vẹn.
Aubert, một chuyên gia xác định niên đại các mẫu vật, đã giám định lớp phủ calcite trên bức tranh, sau đó sử dụng đồng vị urani để xác định bức tranh đã xuất hiện từ cách đây ít nhất 45.500 năm.
Ông giải thích: "Những người đã tạo ra bức tranh này là những người hiện đại, giống như chúng ta, họ có tất cả khả năng và công cụ để thực hiện bất kỳ bức tranh nào mà họ muốn."
Bức tranh nghệ thuật trên đá cổ xưa nhất trước đó cũng đã được nhóm nghiên cứu của ông Basran Burhan phát hiện ở Sulawesi.
Bức tranh này được xác định có niên đại cách đây ít nhất 43.900 năm, mô tả một nhóm "nhân vật" nửa người - nửa thú đang săn bắt những động vật có vú.
Theo giới chuyên gia, những bức tranh hang động như thế này có thể giúp các nhà khoa học nắm rõ thêm về những cuộc di cư của loài người thời tiền sử.
Khoa học trước đó chứng minh rằng loại người đã đến Australia từ cách đây 65.000 năm và họ có thể đã phải băng qua các hòn đảo của Indonesia - còn được gọi là "Wallacea."
Khu vực phát hiện bức tranh nêu trên cho thấy bằng chứng lâu đời nhất về con người ở Wallacea. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ cho thấy con người đã xuất hiện tại khu vực này từ sớm hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu