Phát hiện cá voi 4 chân 43 triệu năm tuổi
Khám phá nơi sông giao nhau mà nước không lẫn màu / Đây là cái kết đắng dành cho kẻ dám 'làm phiền' bữa ăn của 'chúa sơn lâm'
Con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng sống trong thời kỳ cá voi bắt đầu di chuyển từ đất liền ra biển.
Hóa thạch của nó được khai quật ở khu vực Fayum Depression, sa mạc phía Tây của Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loài cá voi mới có tên là Phiomicetus anubis dài khoảng 3 m, nặng khoảng 600 kg, có thể là động vật ăn thịt.

Hình ảnh mô phỏng về con cá voi. (Ảnh: Hesham Sellam)
Theo các nhà khoa học, phát hiện mới về loài cá heo này cung cấp thêm thông tin quan trọng về quá trình tiến hóa sớm của cá voi ở châu Phi khi nó tiến hóa từ loài lưỡng cư sang cuộc sống hoàn toàn dưới nước.
"Với những tảng đá bao phủ khoảng 12 triệu năm, khu vực Fayum Fayum Depression là nơi đã khám phá từ cá voi một nửa giống cá sấu đến cá voi khổng lồ sống hoàn toàn dưới nước", Tiến sĩ Mohamed Sameh tới từ Cơ quan Môi trường Ai Cập và là tác giả nghiên cứu cho hay.
Đồng tác giả của nghiên cứu Hesham Sellam cho biết hóa thạch mới được tìm thấy con cá voi đặt ra câu hỏi về các hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về các câu hỏi như nguồn gốc và sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'