Phát hiện mộ khổng lồ của rùa kỷ Jura
Phát hiện kỳ lạ nhất thế giới: Rùa biển tự phát sáng / Phát hiện hóa thạch ’rùa mai dày’ ở Columbia
Những mảnh mai rùa có chiều dài khoảng 20cm. |
Theo giả thiết của các nhà khoa học, cách đây khoảng 160 triệu năm, những con rùa cổ đại này đã tập trung tại một khe nước hiếm hoi còn sót lại của Trái Đất. Khi ấy thời tiết đang đặc biệt khô hạn, hoàn toàn không mưa và khi nước trong khe cạn khô thì bầy rùa cũng chết.
Về sau, mưa trút xuống và nước lũ quét qua khu vực nói trên, kéo theo rất nhiều bùn đất, dồn hài cốt rùa về một chỗ để tạo thành một huyệt mộ tự nhiên khổng lồ.
“Mật độ xương rùa tập trung tại đây lên tới 36 con/m2”, chuyên gia rùa hóa thạch Walter Joyce thuộc Đại học Tubingen (Đức) cho biết. Số lượng mẫu vật khổng lồ này sẽ mang đến cơ hội hiếm hoi cho các nhà khoa học nghiên cứu về rùa tiền sử.
Đối với các sinh vật sống, chúng ta vẫn biết rằng đôi khi một số cá thể khác loài lại có hình thức rất giống nhau, trong khi nội bộ một loài lại nảy sinh nhiều biến thể. Với giới cổ sinh vật học, việc xác định xem hóa thạch này trông khác với hóa thạch kia là do nó thuộc về một loài mới, hay chỉ là một biến thể của loài đã biết là rất khó. Chính vì thế, những dữ liệu từ Triết Giang có thể giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự đa dạng quần thể rùa châu Á trong kỷ Jura.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ