Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối
Chim hóa thạch còn nguyên móng, lông trong miếng hổ phách gần 100 triệu năm / 5 tuổi phát hiện hóa thạch khủng long mới
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tuebingen (Đức) đã phát hiện hóa thạch của 9 cặp rùa trong tư thế đang giao phối tại khu khảo cổ Messel Pit ở gần Darmstadt, Đức. Nhóm nghiên cứu cho rằng, những con rùa này bị chết do hít phải khí độc bốc lên từ miệng núi lửa.
Hóa thạch một cặp rùa Allaeochelys crassesculpta trong tư thế đang giao phối |
Tiến sĩ Walter Joyce, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, hóa thạch này thuộc về một loài rùa cổ đại đã tuyệt chủng có tên khoa học là Allaeochelys crassesculpta. Mai trên của loài rùa này dài khoảng 61cm và rộng 30cm.
Những bằng chứng về giải phẫu học cho thấy, mỗi cặp hóa thạch rùa được phát hiện bao gồm 1 con cái và 1 con đực. Con đực có đuôi dài hơn và thò ra khỏi mai, trong khi, đuôi của con cái ngắn hơn và nằm gọn trong mai.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện hóa thạch của các cặp rùa bao gồm 1 con cái và một con đực. Đuôi của một số con đực được đặt ở tư thế thẳng hàng với đuôi của con cái. Điều đó chứng tỏ chúng đang giao phối”, tiến sĩ Walter Joyce cho biết trên Daily Mail.
Theo các nhà khoa học, khí độc núi lửa bốc lên từ lòng hồ ở khu vực Messel Pit đã khiến nhiều loài động vật sống trong và quanh hồ tử vong. Điều này lý giải tại sao rất nhiều hóa thạch của động vật có xương sống được phát hiện dưới lòng hồ.
“Có thể những cặp rùa Allaeochelys crassesculpta bắt đầu giao phối trên bề mặt hồ. Sau đó, chúng bị nhiễm độc da và chìm xuống đáy hồ trong tư thế đang giao phối. Khí độc dưới lòng hồ ngăn xác chúng không bị phân hủy”, tiến sĩ Walter Joyce nhận định.
Cách đây 50 triệu năm, khu vực khảo cổ Messel Pit - được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ tháng 12/1995 - bao gồm nhiều hồ lớn được bao quanh bởi các khu rừng cận nhiệt đới. Vì thế, khu vực này có hệ sinh thái rất đa dạng.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật tại khu vực này được hơn 10.000 hóa thạch của nhiều loài cá khác nhau, hàng nghìn hóa thạch của côn trùng, hóa thạch của các loài động vật có vú, như ngựa lùn, chuột, dơi, tatu...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Bị đàn chó săn tấn công, báo đốm nhận cái kết ít ai đoán được