Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
Tuyên bố chấn động: Sự sống ngoài hành tinh có thể không mang DNA như con người nhưng có khả năng di chuyển bằng hai chân / Người phụ nữ tuyên bố nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness đang thực hiện hành vi kỳ quái suốt một khoảng thời gian dài
Theo trang SciTech Daily, sinh vật được đặt tên khoa học là Keurbos susanaehay “Sue” theo cách gọi thân mật của các nhà nghiên cứu là một loài hoàn toàn mới, từng sinh sống trong lòng đại dương từ thời kỳ Ordovic, cách đây gần nửa tỷ năm.
Điều đặc biệt là hóa thạch của “Sue” còn nguyên vẹn đến mức vượt xa nhiều xác ướp Ai Cập cổ đại. Không chỉ giữ lại được hình dạng tổng thể, bên trong cơ thể còn lưu giữ cả mô mềm như cơ bắp, gân và ruột – điều cực kỳ hiếm gặp trong khảo cổ học.
“Sue là một sinh vật không đầu, không chân và bị lật ngược, nhưng lại mang trong mình một kho báu sinh học quý giá. Mọi chi tiết bên trong được bảo tồn với độ tinh xảo không thể tưởng tượng nổi,” Giáo sư Sarah Gabbott từ Đại học Leicester (Anh) người dẫn đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Mặc dù các phần như đầu, chi và mai của sinh vật đã phân hủy sau hàng trăm triệu năm bị vùi lấp, nhưng việc tìm thấy phần mô mềm hóa thạch ở tình trạng gần như nguyên vẹn vẫn được xem là một phát hiện hiếm có trong giới cổ sinh vật học.
Thông thường, sau khi một sinh vật chết đi, mô mềm sẽ phân hủy rất nhanh, chỉ còn xương hoặc vỏ cứng mới có cơ hội trở thành hóa thạch. Tuy nhiên, trong trường hợp của “Sue”, chính điều kiện địa chất đặc biệt tại nơi nó được tìm thấy đã tạo nên “phép màu”.
Hóa thạch này được phát hiện tại Soom Shale một dải trầm tích đất sét và bùn cách Cape Town khoảng 400 km về phía bắc. Khu vực này từng là đáy biển vào thời kỳ cuối kỷ Ordovic, thời điểm xảy ra một trong năm cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất lịch sử, xóa sổ khoảng 85% sinh vật trên Trái Đất.
May mắn thay, vùng biển nơi “Sue” sinh sống có thể đã tránh được ảnh hưởng tồi tệ nhất của thời kỳ băng hà thảm khốc đó. Dù vậy, môi trường trầm tích nơi nó nằm lại cực kỳ độc hại, gần như không có oxy và chứa đầy hydro sunfua một loại khí có mùi trứng thối và cực độc với sinh vật sống.
Chính điều kiện ngặt nghèo này lại vô tình tạo ra một “thuật giả kim” tự nhiên, giúp bảo tồn sinh vật ở trạng thái gần như nguyên vẹn điều mà các nhà khoa học vẫn gọi là “ướp xác sinh học”.
Tiếc thay, cho đến nay, “Sue” vẫn là mẫu vật duy nhất của loài. Không có bất kỳ hóa thạch tương tự nào được tìm thấy. Với cơ thể mềm mại và nhỏ bé, họ hàng của nó dường như đã bị xóa sổ hoàn toàn, không có cơ hội hóa thạch trước điều kiện khắc nghiệt của thời gian.
Các nhà nghiên cứu chỉ có thể suy đoán rằng Keurbos susanae có thể thuộc nhóm sinh vật đa đốt, có mối liên hệ xa với các loài chân đốt hiện đại nhưng cũng không loại trừ khả năng nó đại diện cho một nhánh hoàn toàn mới trong cây tiến hóa sự sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
CLIP: Linh miêu phi thân bắt gọn gà sao giữa không trung
CLIP: Lợn rừng liều mạng thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ và cái kết
CLIP: Linh miêu phi thân như tia chớp, đoạt mạng gà tây trong chớp mắt
CLIP: Hai chú chó rừng liều lĩnh tấn công linh miêu để giành lại xác đồng loại

CLIP: Linh miêu con đơn độc đối đầu sư tử dữ
Hóa thạch "Sue" là một sinh vật lạ được bảo quản nguyên vẹn như xác ướp - Ảnh: ĐẠI HỌC LEICESTER