Khám phá

Phát hiện về sự tồn tại của người cổ đại bên ngoài châu Phi đã đến Trung Quốc 2.1 triệu năm trước

Tông người Hominins được phát hiện có nguồn gốc ở châu Phi hơn 6 triệu năm về trước và các công cụ lao động của người cổ đại được phát hiện sớm nhất trong hồ sơ khảo cổ có niên đại khoảng 3 triệu năm trước.

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ 'điên đầu' là gì? / Lặn xuống hang ngầm thời cổ đại, các nhà khảo cổ phát hiện hàng loạt điều bất ngờ

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, cao nguyên Hoàng Thổ của Trung Quốc đã khai quật được các công cụ bằng đá có thể có nguồn gốc từ nhóm vượn người (Tông người Hominins châu Phi cổ đại) đầu tiên bước chân ra khỏi châu Phi.

Hominins là dòng dõi vượn người cuối cùng bao gồm cả con người, bắt đầu tạo ra các công cụ bằng đá khoảng 3 triệu năm trước. Trước đó giới khảo cổ mới chỉ biết được rằng tông người này là những họ hàng gần gũi đầu tiên của con người hiện đại. Mọi phát hiện khảo cổ mới chỉ dừng lại ở các mẫu hóa thạch và mọt số dấu chân và các công cụ thô sơ bằng đá.

Các nhà khảo cổ do Zhaoyu Zhu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện được 96 công cụ bằng đá chôn trong 17 lớp trầm tích tại phía nan cao nguyên Hoàng Thổ. Những mẫu vật này chủ yếu bao gồm lõi đá, dao phay bằng đá, búa đá, gậy nhọn và các công cụ bằng đá khác. Người ta đã xác định rằng lớp trầm tích lâu đời nhất được khai quật có niên đại 2,1 triệu năm trước.

Phong cách của những công cụ bằng đá này rất giống với kiểu dáng các công cụ bằng đá của người Homo erectus (người đứng thẳng) được tìm thấy trên lục địa châu Phi.

Trước đây, căn cứ vào các công cụ xương và đá được khai quật ở Dmanisi, Georgia, cộng đồng khảo cổ tin rằng con người cổ đại đã di cư ra khỏi châu Phi sớm nhất là 1,85 triệu đến 1,77 triệu năm trước. Tuy nhiên, phát hiện này ở Trung Quốc chứng minh rằng trên thực tế những người cổ đại đã bước chân ra khỏi châu Phi sớm hơn những gì chúng ta vẫn biết hàng trăm ngàn năm.

Tuy nhiên, bằng chứng hiện tại chưa cho biết phân loài vượn người nào trong tông người Hominins là chủ sở hữu của những công cụ bằng đá này. Các nhà khoa học suy đoán rằng có thể Homo erectus là chủ sở hữu các công cụ trên, nhưng giới khảo cổ vẫn chưa phát hiện thêm được bằng chứng nào để có thể khẳng định chắc chắn được nhiều này.

Trong quá trình ước tính năm, nhóm nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng trầm tích trên khu vực này không phù hợp để xác định niên đại bằng phương pháp đo phóng xạ, vì vậy nó đã đổi thành phương pháp xác định niên đại từ.

Theo thời gian, các cực từ của Trái Đất sẽ đảo ngược và có vị trí không đồng đều, các khoáng chất từ trong lớp trầm tích sẽ thay đổi theo sự thay đổi của các cực từ và giữ lại những đặc điểm nhất định trong lớp trầm tích. Do đó, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại trầm tích thông qua sự sắp xếp của khoảng sản tương ứng theo bảng năm của Trái Đất thay đổi cực từ.

Sự phân bố của các công cụ đá được khai quật trong các thành tạo đá cho thấy rằng chúng đến từ khoảng 2,1 đến 1,26 triệu năm trước. Điều đó có nghĩa là người cổ đại ở cao nguyên Hoàng Thổ đã sinh sống và hoạt động ở đây trong khoảng 850.000 năm, nhưng hoạt động này cũng có thể bị gián đoạn.

Và ngày sau đó, ở các nghiên cứu khác các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng hoạt động của họ thực sự có mối tương quan cao với khí hậu. Dựa trên sự phân bố của đất cổ trong tầng địa chất, nhóm khảo cổ xác định rằng 80 trong số 96 công cụ bằng đá đến từ giai đoạn khí hậu ấm áp, trong khi những công cụ khác đến từ thời kỳ lạnh hơn.

Điều này cho thấy con người cổ đại chỉ xuất hiện ở cao nguyên Hoàng Thổ trong thời kỳ ấm áp. Về vấn đề này, Robin Dennell, một nhà khảo cổ học tại Đại học Exeter, cho biết: "Con người cổ đại có nguồn gốc ở vùng xích đạo, vì vậy những người đầu tiên không có khả năng duy trì lửa hoặc quần áo dệt. Sự tồn tại không liên tục của người cổ đại trên cao nguyên Hoàng Thổ có thể là kết quả của việc di chuyển đi khi lạnh và di chuyển trở lại khi trời ấm".

Phát hiện về sự tồn tại của người cổ đại bên ngoài Châu Phi đã đến Trung Quốc 2.1 triệu năm trước - Ảnh 1.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 96 công cụ có dấu hiệu đã được sử dụng, có cấu trúc cơ bản từ thời tiền sử như dạng mảnh, nhọn và đa dạng về chức năng. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một phần xương hàm dưới của một con nai và xương hóa thạch của một loại động vật ăn cỏ khác. Điều quan trọng là các nhà khảo cổ không phát hiện ra hóa thạch nào có dấu hiệu của sự tàn sát, chẳng hạn như vết cắt hay đập vỡ

Trên thực tế, chúng ta vẫn cần có thêm một thời gian dài nghiên cứu thì mới có thể biết được tổ tiên của chúng ta đã sóng như thế nào trên cao nguyên Hoàng Thổ. Nhưng phát hiện khảo cổ này giống như một tia sét trong lịch sử về nguồn gốc loài người.

Chúng ta chỉ biết rằng con người cổ đại tồn tại trên cao nguyên Hoàng Thổ cách đây 2.1 triệu năm, nhưng chúng ta không có cách nào để biết họ đã làm gì ở đó và họ sống như thế nào.

Ngoài ra, không có xương động vật có vết trầy xước được tìm thấy gần đó trong cùng niên đại, vì vậy rất khó để nói rằng những công cụ bằng đá này đã được sử dụng để săn bắn.

Để có thể tìm kiếm được câu trả lời thì cần phải có một khu vực rộng hơn và đào sâu hơn. Tuy nhiên, do lớp trầm tích của cao nguyên Hoàng Thổ mềm và có nhiều sườn dốc, nên rất khó mở rộng phạm vi khai quật hoặc đào các công cụ đá cổ trong các lớp địa chất hơn.

Phát hiện về sự tồn tại của người cổ đại bên ngoài Châu Phi đã đến Trung Quốc 2.1 triệu năm trước - Ảnh 2.

Tông người Hominins được phát hiện có nguồn gốc ở châu Phi hơn 6 triệu năm về trước và các công cụ lao động của người cổ đại được phát hiện sớm nhất trong hồ sơ khảo cổ có niên đại khoảng 3 triệu năm trước. Do đó, người ta hoàn toàn tin rằng, những người cổ đại đã di chuyển sang các khu vực khác nhau có thể sớm hơn, khoảng hơn 2 triệu năm, thậm chí là sớm hơn so với các phát hiện vừa được tìm thấy

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm