Khám phá

Phương pháp phá án kỳ lạ trong lịch sử Trung Quốc: Vì làm theo mà một hoàng tử sát hại con đẻ rồi chạy sang nước địch

"Nhỏ máu nhận người thân" là một chi tiết chúng ta thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc. Vậy cách kiểm tra quan hệ thân thích này có chuẩn hay không.

Kiên trì đúng 2 chữ, người đàn ông bỏ học giữa chừng trở nên giàu có, con cháu nhiều đời đều ăn nên làm ra / Bí ẩn 17 bộ xương không đầu vừa được khai quật: Chi tiết kỳ dị nhất về đầu lâu ám ảnh các nhà khoa học

Có một quan điểm cho rằng "tích huyết" (nhỏ máu) và "tích cốt" (nhỏ xương) đều là một cách nhỏ máu nhận người thân (tương tự kiểu xét nghiệm ADN thời hiện đại).

Cụ thể hơn, như chi tiết thường xuất hiện trên phim cổ trang Trung Quốc, "tích huyết" tức hòa máu, nhỏ từng giọt máu của hai người vào một bát, nếu máu hòa vào nhau nghĩa là người một nhà.

Còn "tích cốt" tức để giọt máu rơi xuống xương người, nếu máu thấm vào trong tức là thân nhân. "Tích cốt" trong lịch sử thường được dùng trong phá án hình sự khi cần xác định thân phận của hài cốt.

Phương pháp phá án kỳ lạ trong lịch sử Trung Quốc: Vì làm theo mà một hoàng tử sát hại con đẻ rồi chạy sang nước địch - Ảnh 1.

("Tích cốt". Ảnh: Sina)

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì những cách làm trên là không có cơ sở. Nếu nhỏ máu của nhiều người vào cùng một vật đựng thì chỉ cần nhóm máu giống nhau thì máu sẽ hòa với nhau bất kể những người này có quan hệ huyết thống hay không. Nói một cách khác, trong vô số những vụ án thời xưa, có thể đã có người nhận ra nhiều hơn một người cha thất lạc…

Vậy còn phương pháp nhỏ máu lên xương có cơ sở gì không?

Sách "Tẩy Oan Tập Lục" của Tống Từ thời Tống đã ghi lại rất nhiều vụ án có sử dụng phương pháp trên, tuy nhiên khi xươn đã chôn xuống đất thì chỉ có hai khả năng: xương đã khô, mặt ngoai xốp đi, có thể thẩm thấu máu bất kỳ người nào hoặc khi chôn chưa quá lâu, bề mặt xương vẫn còn mô mềm nên chưa xốp, máu bất kỳ ai cũng không thẩm thấu.

Nhưng con người thời xưa không thể hiểu biết tường tận những tri thức trên, đối với nhỏ máu nhận người thân không có chút nghi ngờ nào.

Sách "Nam Sử" (sử thời Nam Bắc Triều. ND) có ghi lại một hành động vô cùng hoang đường liên quan đến "tích cốt" của Tiêu Tống – con trai Lương Vũ Đế Tiêu Diễn.

 

Phương pháp phá án kỳ lạ trong lịch sử Trung Quốc: Vì làm theo mà một hoàng tử sát hại con đẻ rồi chạy sang nước địch - Ảnh 3.

(Lương Vũ Đế. Ảnh: Sina)

Mẹ ruột của Tiêu Tống là Ngô Thục Viện, nguyên là phi của Đông Hôn Hầu, sau được Lương Vũ Đế tuyển vào cung, chưa đầy 7 tháng thì sinh ra Tiêu Tống. Do vậy rất nhiều người nghi ngờ rằng Tiêu Tống không phải con của Lương Vũ Đế.

Khi đã trưởng thành, Tiêu Tống muốn giải đáp hoài nghi của mọi người xung quanh và của chính bản thân nên đã đào mộ của Đông Hôn Hầu lên, mang hài cốt ra để thử phép "tích cốt". Kết quả máu nhỏ xuống lập tức ngấm vào trong xương.

Tiêu Tống không thể tin vào kết quả này, vì cẩn thận mà sinh nghi ngờ, thậm chí giết chết chính con ruột rồi nhỏ máu lên, máu mới lập tức ngấm vào xương.

Tiêu Tống không còn nghi ngờ gì về thân phận bản thân là con của Đông Hôn Hầu, liền sau đó Tiêu Tống chạy sang Bắc Ngụy (Bắc Triều. ND), đổi tên Tiêu Toản, tuyên bố sẽ để tang Đông Hôn Hầu 3 năm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm