Quan Thắng: Hậu duệ của Quan Vũ, trên tài cả Lâm Xung
Tiều Cái là ngôi sao nào trong Thủy Hử? / Lư Tuấn Nghĩa: Nhân vật bị “thổi phồng” quá mức trong Thủy Hử
Quan Thắng danh tướng trí dũng song toàn, hậu duệ của Quan Vân Trường
Quan Thắng có tên hiệu Đại Đao là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc "Thủy hử'. Ông là một trong 36 Thiên Cang Tinh, đứng đầu Ngũ hổ tướng Lương Sơn, khác với Lâm Xung từng bị tranh cãi là nhân vật hư cấu, Quan Thắng là dòng dõi danh tướng nhân vật có thật trong lịch sử.
Quan Thắng là hậu duệ của Quan Vân Trường
Ông giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông (Phổ Đông) nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh (Đại Danh), thuộc dòng dõi của Quan Vân Trường nhà Thục Hán. Ông từ nhỏ đã thích đọc kinh thư, võ nghệ cao cường, có sức khỏe đấu lại muôn người. Quan Thắng cũng kết nghĩa cùng các danh tướng là Hác Tư Văn, Đường Bân.
Quan Thắng không những giỏi võ nghệ, ông còn rất hiểu đạo dùng binh, được coi là một người văn võ song toàn. Khi quân Lương Sơn Bạc tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng được Thái Kinh phong làm Lãnh binh, cùng Tuyên Tán, Hác Tư Văn, Đoàn Thường chỉ huy 1.500 binh mã tiến công Lương Sơn Bạc, thực thi kế "vây Ngụy cứu Triệu".
Khi đó Tống Giang đang hãm thành, buộc phải lui về cứu viện. bị quân Tuyên Tán chặn lại. Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống.
Sau đó Quan Thắng đối đầu với quân Tống Giang, một mình đánh với hai tướng Tần Minh, Lâm Xung bất phân thắng bại, rồi ông đánh tan 15 chiến xa cả Lương Sơn. Tống Giang tấm tắc khen ngợi Quan Thắng, bèn cho thu quân, khiến tư tưởng Quan Thắng bị dao động. Sau Ngô Dụng bày kế cho Hô Diên Chước trá hàng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.
Quan Thắng cũng là 1 trong những tướng sống sót và có công lớn dẹp giặc Phương Lạp. Về sau Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, uống say ngã ngựa lâm bệnh rồi mất.
Quan Thắng giỏi hơn cả Lâm Xung đứng đầu "Ngũ hổ tướng" Lương Sơn
Việc Quan Thắng người đóng góp ít hơn Lâm Xung ở Lương Sơn Bạc những vẫn được trọng dụng là người đứng đầu "Ngũ hổ tướng" gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình, gây rất nhiều tranh cãi.
Tống Giang (trái) cực kỳ coi trọng tài năng và dòng dõi của QuanThắng
Về tài võ nghệ Lâm Xung không hề thua kém Quan Thắng. Còn nhớ lần Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Lâm Xung và Tần Minh đối đầu quyết liệt với Quan Thắng, sau đó Tống Giang gọi Tần Minh trở lại để mình Lâm Xung đấu Quan Thắng.
Nhưng rồi chỉ sau vài đường Tống Giang chỉ đạo Lâm Xung không đánh "hai hổ đánh nhau ắt có người gặp nguy", vì thế không thể nói Lâm Xung kém Quan Thắng.
Vả lại trong 2 mãnh tướng mỗi người có điểm mạnh riêng. Lâm Xung có tài múa giáo không ai địch nổi, với kỹ thuật khéo léo khiến mọi đối phương khiếp sợ thì Quan Thắng lại dùng đao rất giỏi, với khí thế tấn công mạnh mẽ, ông có thể hạ gục bất cứ đối thủ nào chỉ sau 1 đao.
Sau khi phân tích tất cả những công lao, điểm mạnh của hai mãnh tướng, chúng ta chỉ có thể giải thích việc Lâm Xung không đứng đầu "Ngũ hổ tướng" Lương Sơn vì Quan Thắng là hậu duệ của Quan Vân Trường, bên cạnh đó ông mạnh mẽ, mưu lược hơn Lâm Xung nên đã được Tống Giang tín nhiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo