Rùng mình loài cá dị nhất thế giới: Thích ăn ‘của quý’ nam giới, sở hữu 1 đặc điểm giống con người
Việt Nam sở hữu loại cá chọi đắt bậc nhất thế giới, vẻ ngoài đẹp không thể rời mắt, vô cùng hiếu chiến / Việt Nam sở hữu loài hổ quý hiếm bậc nhất thế giới: 7 năm trước chỉ còn 5 cá thể, bị nghi đã tuyệt chủng
Cá Pacu chủ yếu có màu đen hoặc xám
Tại lưu vực sông Amazon có nhiều loại cá dị, nằm trong top đáng chú ý chắc chắn không thể bỏ qua Pacu. Đây là loài cá nước ngọt, sống tại sông suối. Một con cá Pacu nhỏ có thể dài khoảng 25 cm, nhưng khi trưởng thành lại phát triển lên đến 90 cm, nặng tới 25 kg.
Cá Pacu chủ yếu có màu đen hoặc xám. Một số con đặc biệt sẽ có màu tím hoặc bụng màu đỏ. Đặc biệt chúng rất khỏe, có đủ sức lôi một con người đi dễ dàng.
Nghiên cứu cho thấy cá Pacu cùng họ với cá ăn thịt Piranha. Tuy nhiên nó không thích ăn thịt như họ hàng của mình, thay vào đó là nghiêng về ăn tạp các loài thực vật như hạt, trái cây rơi xuống nước.
Dẫu vậy, điều đáng sợ là cá Pacu một khi đã đói bụng, được tiếp xúc với các loại thịt thì chúng lại sẵn sàng nghiền nát mọi thứ chứ không nề hà gì. Chúng có đặc tính quái dị là thích ăn tinh hoàn những người bơi lội dưới nước. Lý do bởi cá Pacu nhầm chúng với một loại hạt mà mình ưa thích. Đã nhiều trường hợp đàn ông bị cá Pacu tấn công vào “chỗ ấy” và cắn đứt nó trong quá khứ.
Cá Pacu có hàm răng giống con người. Hàm răng này rất khỏe, có thể cắn đứt cả nguyên ngón tay người. Một con cá Pacu trưởng thành có đến 3 hàm răng ở hàm trên và 2 hàm ở hàm dưới. Nếu nhìn hàm răng loài cá này, bạn có thể sẽ phải rùng mình vì trông nó khá… ghê!
Cá Pacu thường được nuôi làm cảnh, món ăn yêu thích của người dân đồng bằng Amazon. Thịt cá Pacu ngọt nhẹ, giống với cá rô phi và cá hồi. Chúng từng được bán rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang ra sức kêu gọi hạn chế mua bán Pacu vì chúng là loài xâm lấn.
Trong môi trường lý tưởng, một con cá Pacu có thể sống được 30 năm. Cách đây vài năm, một ngư dân đã bắt được cá Pacu mắc kẹt trong bẫy lươn ngoài khơi bờ biển Nam Thụy Điển. Giới khoa học cho rằng đây là minh chứng cho thấy loài này đang dần mở rộng địa bàn hoạt động, thích nghi với môi trường nước mặn để kiếm ăn và sinh sống.
- Video: Câu được cá nheo châu Âu bạch tạng khổng lồ. Nguồn: Best Documentary.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…