Khám phá

Rượu vang 5.000 năm tuổi được phát hiện trong lăng mộ Nữ hoàng Ai Cập khiến giới khoa học choáng váng

Những hũ đựng rượu vang cách đây hàng nghìn năm vừa được nhóm khảo cổ học phát hiện trong lăng mộ của Nữ hoàng Ai Cập.

Quân sư mạnh nhất Tam Quốc: 4 lần thay đổi lịch sử, nếu không chết sớm, Tào Tháo đã thống nhất thiên hạ / Vì sao lần đầu nhìn thấy Càn Long, Khang Hy đã ngẩn người ngay tại chỗ, vội đặt chén rượu trên tay xuống bàn, lập tức hỏi bát tự?

Mới đây trang IFL Science vừa đưa tin các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của rượu vang Ai Cập cổ đại, loại rượu vang có niên đại 5.000 năm tuổi này là loại rượu rất cổ điển trong khi khám phá lăng mộ của một nữ hoàng Vương triều thứ nhất. Nhóm nghiên cứu đã khai quật được hàng trăm bình rượu có niên đại từ 3000 năm trước Công nguyên, phát hiện này cũng làm sáng tỏ cuộc đời và địa vị của vị vua bí ẩn, người mà rất ít người biết đến.

Ảnh minh hoạ.

Theo đó một lượng lớn đồ mộ cổ bao gồm cả các bình rượu, được tìm thấy trong lăng mộ của Nữ hoàng Meret-Neith ở nghĩa địa Umm al-Qaab ở Abydos. Khu vực này là nơi có nhiều lăng mộ hoàng gia, chủ yếu từ Thời kỳ Sơ triều đại gồm cả pharaoh Narmer - Người thường được cho là có công thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập cũng như thành lập Vương triều thứ nhất (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên).

Meret-Neith là người phụ nữ duy nhất có lăng mộ riêng của mình trong nghĩa trang hoàng gia ở Abydos, bà có thể là người phụ nữ quyền lực nhất thời kỳ đó. Tuy nhiên, danh tính và vai trò thực sự của bà vẫn còn là một bí ẩn. Ở những nơi khác trong quần thể lăng mộ là lăng mộ của 41 cận thần và người hầu. Một số lọ rượu được chôn cùng bà được bảo quản cực kỳ tốt, thậm chí có chai còn được niêm phong cẩn thận.

Theo Newsweek, một giảng viên tại Viện Nghiên cứu Cổ điển - Emlyn Dodd cho biết: “Việc phát hiện ra những bình rượu còn nguyên vẹn ở Abydos cùng với những trái nho được bảo quản tốt có khả năng giúp chúng ta hiểu biết về một số hoạt động sản xuất, sử dụng và buôn bán rượu vang sớm nhất ở Địa Trung Hải và Bắc Phi cổ đại bằng cách phân tích cặn còn sót lại bên trong chai có thể phân tích rõ thành phần hóa học của rượu từng ở bên trong, hương vị của nó và bất kỳ thành phần phụ gia nào đã được sử dụng”.

Trang này cũng đưa tin về loại rượu vang rất cổ xưa khác là chai rượu lâu đời nhất thế giới (1.700 năm tuổi) thực sự có thể an toàn để uống, mặc dù vậy nhưng không đồng nghĩa với việc con người nên thử nó vì đã đóng chai được gần hai thiên niên kỷ.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm