Sự thật bất ngờ về quả nhân sâm trong Tây Du Ký
Tây Du Ký: Sự ra đời của Tôn Ngộ Không có phải là điềm báo cho Ngọc Hoàng về tai ương sắp ập đến? / Tây Du Ký: Bốn tuyệt kỹ gây nhiều khó khăn nhất cho thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh
Trong tập 9 bộ phim Tây Du Ký 1986 mang tên Ăn trộm quả nhân sâm, chắc hẳn nhiều người hâm mộ còn nhớ như in hình ảnh quả nhân sâm mang hình của những em bé sơ sinh vô cùng đẹp mắt. Chúngtừng khiến nhân vật Đường Tăng (Uông Việt đóng) lầm tưởng là những bào thai mới vài tuần tuổi nên không dám ăn.
Đường Tăng hoảng hốt khi lầm tưởng những trái nhân sâm là bào thai chỉ vài tuần tuổi.
Nhâm sâm vốn là một giống cây ăn quả không có ngoài đời thực, theo như nguyên tác Tây Du Ký của tác giảNgô Thừa Ân có miêu tả: 3000 năm mới ra hoa, phải đợi thêm 3000 năm sau nữa mới kết quả. Muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa.
Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.
Vì là giống cây không có thực, do đó nữ đạo diễn Dương Khiết đã phải lao công khổ tứ tìm cho ra bằng được "cây nhân sâm" và tạo ra những trái cây hình em bé.
Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành,đạo diễn đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi tìm địa điểm quay cảnh cây nhân sâm. Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, không được phép chặt phá, cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay.
Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.
Về những quả nhân sâm trong nguyên tác, hình thù đã được Dương Khiết đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức và tạo ra số lượng lớn quả nhân sâm như yêu cầu của nữ đạo diễn. Trương và đạo diễn Dương cùng bàn bạc và quyết định sử dụng củ đậu để của vùng Tứ Xuyên tạo hình nên những quả nhâm sâm huyền thoại.
Củ đậu là "cha đẻ" của quả nhân sâm.
Ban đầu, Trương Liệt Quân dùng dao và điêu khắc những củ đậu cho có hình những em bé trong tư thế ngồi.Sau đó, phủ lớp màu thực phẩm ra bên ngoài một cách khéo léo sao cho thật giống một loại trái cây nhất có thể.
Và nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài ông đã tạo ra hàng trăm quả nhân sâm. Những khán giả tinh mắt nếu để ý kỹ trên màn ảnh sẽ thấy sau khi Tôn Ngộ Không cắn một miếng từ quả nhân sân và xuất hiện lớp phẩm màu trong lòng bàn tay.
Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy "cây nhân sâm", đó chính là cây ngân hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m. Cây nằm ngay trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Bất ngờ hơn là địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
"Diễn viên" đặc biệt thủ vai cây nhân sâm năm xưa.
Sau khi quay xong các cảnh quay của Tây Du Ký trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây ngân hành trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà.
Thời kháng chiến, ngày 7/12/1949, phụ thân của Dương Khiết cùng hơn 30 chiến sĩ khác đã hy sinh tại khu Thập Nhị Kiều ở Thành Đô. Sau giải phóng, chính phủ đã cho chôn cất các liệt sĩ và dựng bia liệt sĩ ngay trong công viên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ