Sự thực ngai của triều Nguyễn làm bằng vàng ròng?
Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của vua chúa phong kiến. Nó có phải được làm bằng vàng thật hay không.
Sư thật đằng sau việc Hoàng đế Vạn Lịch bỏ bê triều chính suốt 28 năm / Độc đáo ngôi làng được mệnh danh tổ của đại bàng


Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.

Trong suốt 143 năm của triều Nguyễn, một lần ngai vàng được trùng tu dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Khi làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.

Hiện nay, ngai vàng được gìn giữ trong điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của kinh thành Huế. Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Dục Đức là vua có thời gian ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn ít nhất: 3 ngày. Tự Đức (1829-1883) ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn lâu nhất, 36 năm (1847-1883).

Vua cuối cùng ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn là Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn cáo chung, sứ mệnh của chiếc ngai vàng cũng khép lại. Điều đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Cột tin quảng cáo