Sủng phi cả đời vừa lập con làm thái tử liền bị vua ban chết: Sự thâm sâu của hoàng đế
Vị Thái tử 9 tuổi cưới 4 vợ, 15 tuổi đăng cơ thì bị tử hình bằng hơn 1.000 nhát dao / Thủ đoạn tàn ác của “sủng phi”- Ly miêu hoán Thái Tử
Được hoàng thượng độc sủng, phi tần tin rằng sẽ không có ai có thể tranh sủng với mình. Hơn nữa, nàng tự cho rằng bản thân đã hạ sinh hoàng tử lại được vua cho nối ngôi. Tưởng rằng tương lai sáng ngời, tuy nhiên mọi thứ đều thay đổi chỉ trong 1 ngày, tất cả cũng chỉ vì lý do này.
Từ dân thường đến chiếm trọn trái tim hoàng thượngTriệu Tiệp dư là một phi tần của Hán Vũ Đế. Cuộc đời của bà vô cùng kỳ lạ khi nàng từ một nữ tử trong nhân gian đến phi tử được vua sủng ái nhất hậu cung. Cơ duyên bà trở thành phi tử của vua vô cùng kỳ diệu.
Theo "Hán thư" ghi chép, Hán Vũ Đế khi thị sát qua huyện Võ Viên (nay là huyện Túc Ninh, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) nghe một quẻ bói nói rằng ở đây vua sẽ gặp chuyện đại cát vì vùng này có "kỳ nữ" (một nữ tử kỳ lạ). Vua khi nghe vậy cảm thấy rất hiếu kỳ bèn cho người đi tìm kiếm nữ tử đó xem sự thật có giống như lời đồn đoán không.
Triệu thị vừa có điểm kỳ lạ, vừa xinh đẹp nên được Hán Vũ Đế đưa vào cung. (Ảnh: Baidu)
Nữ tử kỳ lạ đó chính là Triệu thị, từ nhỏ đến lớn hai bàn tay của bà luôn nắm chặt dù có dùng cách nào cũng không thể xòe ra. Tuy nhiên sau khi diện kiến hoàng thượng, chuyện thần kỳ là tay của bà bỗng nhiên xòe ra được, trong tay còn nắm một cái móc bằng ngọc. Triệu thị dung mạo hơn người, lại có đặc điểm hiếm khiến Hán Vũ Đế vừa gặp đã đem lòng yêu mến. Vua bèn đưa bà về cung đồng thời đặt cho bà danh hiệu "Quyền phu nhân". Sau đó Triệu thị tiếp tục được hoàng thượng phong làm Tiệp dư, ngụ tại Câu Dặc cung.
Sự xuất hiện của Triệu thị khiến hậu cung trở nên rối loạn, Hán Vũ Đế không ngần ngại mà độc sủng vị phi tử này. Vua ngày đêm đến bên Triệu Tiệp dư, bỏ bê các phi tần khác. Triệu thị nhận được sự sủng ái hết mực từ hoàng đế kèm thêm sau đó sinh hạ hoàng tử khiến cho thân phận và địa vị của bà càng trở nên vững chắc.
Đứa trẻ mà Triệu Tiệp dư sinh ra là vị hoàng tử may mắn mang trên mình thiên mệnh trị vì đất nước, sau này chính là Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng (Hoàng đế triều Hán). Là sủng phi của hoàng thượng, lại sinh quý tử, tưởng rằng Triệu Tiệp dư có thể một bước lên cao từ đây, tuy nhiên vị phi tử này lại bị vua ban chết chỉ vì điều này.
Hoàng đế cắn răng trừ khử sủng phi vì điều nàyNăm Thái Thủy thứ 3 (năm 94 TCN), Triệu Tiệp dư sinh hạ hoàng tử Lưu Phất Lăng. Vị hoàng tử này là người con trai thứ 6 và cũng là con trai út của Hán Vũ Đế. Tương truyền, Triệu Tiệp dư mang thai tới 14 tháng bằng với thời gian Đế Nghiêu (một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại) được mang thai. Chính vì vậy, Hán Vũ Đế vô cùng xem trọng vị hoàng tử đặc biệt này.
Vua hạ chỉ đổi tên tẩm cung Triệu thị thành Nghiêu Mẫu môn. Từ khi Lưu Phất Lăng ra đời, hoàng đế hoàn toàn lạnh nhạt với các vị hoàng tử khác, đặc biệt là thái tử Lưu Cứ. Mối quan hệ giữa hai cha con Hán Vũ Đế và thái tử vốn đã không tốt nay càng thêm xa cách.
Triệu thị những tưởng con mình lên làm thái tử sẽ được nhờ nhưng không ngờ vua lại ra quyết định bất ngờ. (Ảnh: Baidu)
Năm Chinh Hòa thứ 2 (năm 91 TCN), thái tử Lưu Cứ và hoàng hậu Vệ Tử Phu bị hạ bệ do vướng vào vụ án Vu Cổ (vụ án yểm bùa hại vua). Khi ấy, ngoại trừ Lệ Thái tử Lưu Cứ, Hán Vũ Đế còn có con trai thứ là Tề Hoài vương Lưu Hoành và Xương Ấp vương Lưu Bác đều do sủng thiếp sinh ra, nhưng cả hai đã mất sớm từ khi còn nhỏ. Con trai Triệu Tiệp dư Lưu Phất Lăng do thông minh nhanh nhẹn nên tuy còn rất nhỏ (chỉ mới 6 tuổi) nhưng vua đã lập làm thái tử.
Ý vua đã rõ, Triệu Tiệp dư vui mừng khôn xiết tưởng rằng bản thân sẽ sớm ngày có trong tay tất cả. Nhưng điều không ngờ tới đó là sau khi lập Lưu Phất Lăng làm thái tử, Hán Vũ Đế đã đưa ra một quyết định tàn nhẫn: Ban chết cho Triệu Tiệp Dư.
Về chân tướng cái chết của vị sủng phi này trong "Hán thư" có ghi rằng, Triệu thị do phạm sai bị vua quở trách đã đau lòng mà mất. Tuy nhiên các nhà sử học phát hiện trong "Sử ký" có ghi chép bổ sung về cái chết của bà như sau: Hán Vũ Đế Lưu Triệt lập con trai làm thái tử và giết luôn mẫu thân để phòng nữ tử làm rối loạn triều chính. Điều này là dễ hiểu vì khi đó Hán Vũ Đế tuổi tác đã cao mà thái tử mới chỉ có 6 tuổi, như vậy sau khi vua băng hà khả năng lớn người nắm quyền sẽ là Triệu Tiệp dư.
Để tránh triều đình rơi vào tay nữ nhân, Hán Vũ Đế đã cắn răng đưa ra quyết định tàn nhẫn này. Hoàng đế không muốn giang sơn của mình sau này lại thuộc về Triệu thị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?